Ngày lấy chồng, các cô dâu mới ở Thổ Gia sẽ phải khóc như mưa |
Ngày lên xe hoa về nhà chồng là một trong những ngày hạnh phúc và trọng đại nhất trong cuộc đời người con gái. Tuy thế, nhiều cô gái không kìm được tiếng khóc vì cảm giác buồn thương khi phải xa gia đình, cha mẹ đến một ngôi nhà khác.
Thế nhưng không chỉ nghẹn ngào như các cô dâu bình thường, những cô gái dân tộc Thổ Gia (Trung Quốc) buộc phải khóc nức nở trong hôn lễ của mình, thậm chí còn phải khóc theo giai điệu “khóc gả” truyền thống mà tổ tiên truyền lại. Phong tục này được cho là đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc (475-221 trước CN) và thịnh hành cho đến tận khi triều đại nhà Thanh sụp đổ.
Cô dâu khóc càng to, đám cưới càng vui vẻ, náo nhiệt |
Để chào đón hôn lễ của mình, những cô gái Thổ Gia sẽ khóc nức nở cả tháng trước khi đám cưới diễn ra, thông thường, không có cô dâu nào được phép khóc ít hơn 3 ngày và thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút. 10 ngày cuối cùng của công cuộc “khóc gả”, tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu. Cô dâu phải khóc thật nức nở trong ngày cưới thì cuộc hôn nhân mới được may mắn và suôn sẻ.
Tất cả những người phụ nữ trong nhà sẽ khóc cùng cô gái |
Các cô dâu sẽ phải gào khóc theo điệu “khóc gả” truyền thống. Các cô gái của tộc Thổ Gia được học “khóc gả” ngay từ khi mới 12 – 13 tuổi. Người ta coi “khóc gả” là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của các cô gái. Cô dâu nào gào khóc càng to, càng não nề thì càng được nhà chồng coi trọng, đánh giá cao. Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng. Thậm chí, nhiều cô dâu còn bị chính mẹ đẻ của mình đánh đòn vì tội… không khóc trong lễ cưới.
“Khóc gả” được coi là nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đám cưới của người Thổ Gia |
“Khúc khóc gả” được chia thành nhiều phần, mỗi phần dành cho một đối tượng nhất định, như: khóc bố mẹ, khóc anh chị, khóc cô dì chú bác, khóc từ biệt tổ tông, … hay khóc cho “một người nào đó”. Tương truyền, “khóc gả” rra đời khi ông chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên làm Hoàng hậu, lúc tiễn con gái về nhà chồng, mẹ của công chúa đã quỳ xuống khóc lóc dưới chân cô và dặn dò hãy trở về nhà càng sớm càng tốt.
Với người Thổ Gia, tiếng khóc biểu trưng cho niềm vui, hạnh phúc. Họ quan niệm việc khóc tập thể sẽ khiến cho bầu không khí đám cưới thêm phần náo nhiệt, đồng thời đẩy lùi những điều xui xẻo.
Bí ẩn về loại dưa hấu siêu ngọt gây chết người từ thế kỷ 19
(Khám phá) – (Phunutoday) – Trong quá khứ từng tồn tại một loại dưa hấu ngon đến mức nhiều người sẵn sàng “bán mạng” để được nếm thử một miếng của nó. |
Chuột khổng lồ tắm suối nước nóng gây sốt cộng đồng mạng
(Khám phá) – (Phunutoday) – Cư dân mạng Trung Quốc đang “phát sốt” vì độ đáng yêu của những chú chuột khổng lồ khi được quản lý vườn thú Nhật Bản cho đi tắm suối nước nóng. |
Trung Quốc chế tạo kính “siêu nhân” nhìn xuyên qua quần áo
(Khám phá) – (Phunutoday) – Các nhà khoa học Trung Quốc đã ứng dụng một loại tia mới có khả năng nhìn xuyên thấu các loại vật liệu khác nhau như giấy, bìa cứng, quần áo… |
5 phong tục kỳ quặc nhất thế giới về “chuyện ấy”
(Khám phá) – (Phunutoday) – Một số nước trên thế giới có những phong tục khá lạ đời và kỳ quặc mà ai nghe qua cũng phải giật mình. |