Quốc gia Mãn Châu được Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập vào đầu thế kỷ 17. Ban đầu chỉ là một nước chư hầu của nhà Minh, ông đã tự tuyên bố mình là hoàng đế của nước Hậu Kim năm 1609.
Một trong những thành tựu lớn nhất của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là việc tạo lập hệ thống Bát kỳ, theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám ” kỳ”, đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Các kỳ được đặt tên như vậy bởi vì mỗi nhóm được phân biệt bởi một lá cờ khác nhau.
Hoàng đế nhà Thanh ( Ảnh minh họa) |
Tuyển tú nữ thành hoàng hậu
Trước khi có được những đám cưới xa hoa và tráng lệ như trên thì không thể bỏ qua một khâu rất quan trọng, đó là tuyển tú nữ.
Quy trình này được diễn ra vô cùng chặt chẽ qua rất nhiều vòng tuyển loại với sự tham gia của các thái giám, nữ quan, cung nữ và cuối cùng là Thái hậu hoặc chính nhà vua. Theo quy định của triều đình Mãn Thanh, trước khi hoàng đế chính thức lấy vợ thì cứ ba năm một lần, triều đình phải tổ chức cuộc tuyển chọn tú nữ từ dân gian.
Trong quan niệm của giai cấp thống trị của Trung Hoa khi đó, hoàng đế là thiên tử nên họ có quyền sở hữu tất cả những gì họ muốn, dù đó là con người.
Vì thế, việc tuyển chọn phi tần vào nâng khăn sửa túi cho nhà vua cũng được tiến hành trên quy mô rộng lớn nhằm lựa ra những người con gái tài sắc vẹn toàn vào cung. Do đó, mỗi khi đến kỳ tuyển chọn mỹ nữ, hàng ngàn người con gái có độ tuổi từ 13 đến 16 đều tụ hội về kinh thành để cùng tham gia vào cuộc chiến khốc liệt với mong muốn trở thành người đầu gối tay ấp với hoàng đế.
“Đẹp” trở thành một trong những điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của phi tần nhà Thanh. Họ không chỉ chú trọng vẻ đẹp dung nhan mà còn chăm chút tới vẻ đẹp trang phục.
|
Mặc dù sau khi trở thành những người thống trị trên lãnh thổ Trung Hoa, quy định hoàng đế nhà Thanh chỉ tuyển phi tần, mỹ nữ trong hệ thống Bát kỳ dù vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế vì người Hán quá đông nên hầu hết những mỹ nữ được chọn cũng đều xuất thân từ dân tộc Hán. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung giữa họ là cùng quy thuận và phục tùng theo sự lãnh đạo của triều đình đương thời. Sở dĩ nhà Thanh có quy định như vậy để tránh những mỹ nữ khi được tuyển vào cung lại có ý định làm phản, hại tới hoàng đế, ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của dân tộc Mãn Châu khi đó. Sau rất nhiều vòng sơ tuyển từ dung nhan như mặt mũi, dáng vóc cho đến trinh tiết và mùi hương trên cơ thể, ở vòng cuối cùng chỉ còn lại những ứng viên ưu tú nhất.
Trong giai đoạn này, Thái hậu tự mình lựa, cũng có khi hoàng đế đích thân đến chọn. Các giám khảo vừa nghe vừa ngắm nghía, chọn ra một hoàng hậu cùng một hoặc mấy phi. Số còn lại thì ban cho các thân vương, quận vương, hoàng tử, hoàng tôn, hoặc giữ lại cung làm nữ quan, cung nữ… Cũng theo quy định của triều đình nhà Thanh, cứ 3 năm một lần sẽ tổ chức thi tuyển mỹ nữ. Nếu năm đó hoàng đế chưa đến tuổi kết hôn thì những tú nữ đạt yêu cầu sẽ ghi danh lại làm của để dành.
Học tập để làm phi tần mỹ nữ của hoàng đế
Những người này sẽ được vào cung để tập làm quen với quy định trong cung cấm và học các lễ nghi. Khi hoàng đế đủ điều kiện lấy vợ, thì năm đó ngoài việc tiếp tục mở cuộc thi tuyển mỹ nữ, những vị hoàng đế này còn có thêm kho dự trữ mỹ nữ từ nhiều đợt tuyển chọn trước còn đọng lại.
Theo quy định của hậu cung nhà Thanh khi đó thì việc tổ chức đám cưới được tiến hành theo hai nội dung chính, đó là lễ Nạp Thái và Đại Trinh. Theo tục lệ thì sau khi có đính ước, nhà trai mang sang nhà gái một cặp nhạn. Sở dĩ đem chim nhạn là vì loài chim này rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền, loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo.
Để trở thành phi tần của vua những mỹ nhân phải trải qua nhiều khâu lựa chọn |
Đối với triều đình nhà Thanh, trước khi thực hiện lễ Nạp Thái, hậu cung sẽ phải lên danh sách những quần thần được tham dự vào nghi lễ khá đặc biệt này, sau đó chính tay nhà vua sẽ chọn ra những người có đủ phẩm chất để mang lễ Nạp Thái đến nhà hoàng hậu tương lai. Trong lễ Nạp Thái, ngoài việc có một đôi chim nhạn, những người được triều đình phái đi còn mang rất nhiều lễ vật quý giá khác như lụa là gấm vóc, châu báu và ngựa đến biếu nhà bố mẹ vợ của hoàng đế.
Sau khi lễ Nạp Thái hoàn thành, thay vì mời những người trong gia đình cô dâu đến hoàng cung để dùng cơm, hoàng đế sẽ sai người làm rất nhiều sơn hào hải vị mang đến nhà cô dâu mời khách. Trong cả hai lễ nghi này, vì hoàng đế là một bậc cao quý tối thượng, nên sẽ không bao giờ xuất đầu lộ diện. Trong bữa cơm cảm tạ được gọi là Đại Trinh này, những thân vương được cử đến sẽ thay mặt hoàng đế cảm ơn bố mẹ của cô dâu đã sinh dưỡng được hoàng hậu cho triều đình.
Sau khi kết thúc lễ Đại Trinh, khoảng mấy ngày sau thì lễ rước dâu mới chính thức được cử hành. Và trong lễ rước dâu này, hoàng đế cũng chỉ chờ cô dâu ở Tử Cấm Thành chứ không rước kiệu đến tận nhà để thân chinh đưa đón.
Những vụ “cắm sừng hoàng đế” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc
(Khám phá) – (Phunutoday) – Các vị vua nổi tiếng của Trung Hoa đã không ít lần bị cắm sừng bởi những bà vợ tuyệt thế giai nhân của mình. |
“Mẫu nghi thiên hạ” ngoại tình với cả … thái giám
(Khám phá) – (Phunutoday) – Bất chấp những định kiến và cấm cản, nhiều phụ nữ thời cổ đại vẫn vượt rào để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. |