Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc.
Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Và tới tận khi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần (秦), và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến tập quyền. Dưới thời nhà Chu, trung tâm của quyền lực nằm trong tay (hay được cho là như vậy) vị vua nhà Chu dưới hình thức phong kiến phân quyền.
Cần lưu ý rằng vua và hoàng đế không phải hoàn toàn như nhau. Vị vua nhà Chu nhận được đồ cống nạp từ các quý tộc cai trị tại những vùng đất mà họ được thừa kế từ tổ tiên. Các vị tổ tiên được phong làm quý tộc hay công tước tại các nước chư hầu thường là các quan chức có công lao lớn đối với nhà vua và triều đình cai trị, trong trường hợp này là nhà Chu. Vị vua nhà Chu không trực tiếp kiểm soát các tiểu quốc chư hầu của mình. Thay vào đó, sự trung thành chung của các quận công và quý tộc tạo nên quyền lực cho ông ta. Khi lòng trung thành giảm đi, quyền lực của nhà vua cũng giảm sút. Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thấy rằng hệ thống phong kiến cuối cùng sẽ dẫn tới một vị vua ít quyền lực và một tình thế hỗn loạn. Vì vậy, ông đã dựng lên một Trung Quốc với một thể chế tập trung mạnh mẽ không dựa vào lòng trung thành của các quận công địa phương.
Mỹ nhân “sắc nước hương trời” làm loạn thời Xuân Thu
Văn Khương (chữ Hán: 文姜), còn gọi là Tề Văn Khương (齊文姜), là một công chúa của nước Tề thời Xuân Thu và là phu nhân của Lỗ Hoàn công, mẹ của Lỗ Trang công, các vị quân chủ của nước Lỗ trong lịch sử Trung Quốc.
Văn Khương là công chúa nước Tề, sở hữu nhan sắc tuyệt trần. Nhưng ít ai biết, cô còn có mối tư tình với chính anh trai mình là thái tử Chư Nhi.
Sau khi Văn Khương được gả cho vua nước Lỗ và Chư Nhi lên ngôi vua, cặp đôi này vẫn thư từ qua lại tình tứ.
Trong 1 lần xin về thăm nước Tề, Văn Khương đã vào cùng và quay cuồng trong dục vọng cùng anh trai mình.
Vụ việc nhanh chóng bị vua nước Lỗ phát hiện. Để che giấu hành vi đáng hổ thẹn, vua nước Tề, Chư Nhi đã sai người ám hại vua nước Lỗ ngay trên chuyến xe về nước Lỗ. Thế là Văn Khương ở lại Tề, cùng anh ruột mây mưa mê mải. Sau khi con trai của Văn Khương và vua nước Lỗ lên ngôi vua, Văn Khương bèn ở phía biên giới hai nước để tiện cho việc hoan lạc với anh trai mình.
Sau khi vợ của mình là công chúa nhà Chu vì buồn đau mà chết thì Tề vương thường giả cách săn bắn, ra chốn biên giới Tề – Lỗ để đêm ngày giao hoan với em gái.
Chuyện tình loạn luân giữa Văn Khương và Tề Tương bị tác giả Phùng Mộng Long lên án trong tác phẩm Đông Chu liệt quốc. Đặc biệt hình ảnh Văn Khương được mô tả rất dâm dật. Tác giả quy trách nhiệm của việc anh em Văn Khương loạn luân là do Tề Ly công dạy con không nghiêm.
Sau cái chết của Lỗ Hoàn công, nước Lỗ ở vào tình thế khó trong quan hệ với nước Tề lớn mạnh và đang bị chèn ép. Đại phu nước Lỗ đã tham mưu cho vua con Lỗ Trang công cách xử lý vụ việc rất tài tình, khéo léo để giải quyết việc vua nước Lỗ bị chết ở nước ngoài một cách không minh bạch, để giữ thể diện cho nước Lỗ nhỏ bé trong quan hệ với nước Tề lớn mạnh, và trong chừng mực bớt đi cái xấu do chính phu nhân Văn Khương gây ra.
Dù Tề vương bị chết, Văn Khương vẫn không từ bỏ thói hoang dâm của mình mà vẫn tiếp tục mời gọi thêm nhiều tình nhân khác. Nhưng có lẽ mối tình loạn luân với chính anh trai là mối tình Văn Khương không bao giờ có thể quên.