Đôi lúc, sự thôi thúc bản năng không thể kiểm soát được cứ liên tục gia tăng trong người bạn, khiến ham muốn dường như sôi sục. Nhưng phải làm thế nào bây giờ, khi bạn đang mắc UTI – nhiễm trùng đường tiết niệu?
Theo Viện sức khỏe Hoa Kỳ, UTI là một trong những loại nhiễm khuẩn khá phổ biến ở phụ nữ. Có tới 40-60% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong suốt cuộc đời và 1/4 phụ nữ trong số đó bị nhiễm trùng tái phát.
Tại sao nó phổ biến với phụ nữ hơn nam giới? Là bởi vì phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn. Đó chính là điều kiện giúp vi khuẩn lây nhiễm vào trực tràng dễ dàng hơn, ví dụ như E.coli gây nhiễm trùng bàng quang .
Có vô vàn câu hỏi bạn nên tìm lời giải đáp khi mắc UTI, chẳng hạn như mắc UTI có được quan hệ tình dục không? Nó có lây nhiễm qua bạn đời không?…
Dưới đây chính là những lời giải đáp cho bạn.
SEX có làm cho tình trạng nhiễm trùng đường tiểu tồi tệ hơn không?
Đây là một thực tế khá phũ phàng: “Hãy quên chuyện quan hệ tình dục ngay đi nếu bạn đang nhiễm trùng đường tiết niệu!” – theo lời khuyên của Tiến sĩ Nicole Williams, người sáng lập Viện Phụ khoa Chicago.
Phải nói rằng mọi thứ sẽ đi từ xấu đến rất tồi tệ, nếu bạn vẫn quyết tâm “giải quyết” nhu cầu của mình.
Williams nói: “Nếu bạn quan hệ tình dục khi mắc UTI, bạn sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn bằng cách tái tạo lại chính những vi khuẩn gây nhiễm trùng đó, thậm chí đẩy chúng vào càng sâu”.
Chưa kể, có thể bạn sẽ không vui lắm sau “cuộc vui”, bởi trên thực tế nó hết sức đau đớn. “Bàng quang nằm ngay phía trên âm đạo, và bất kỳ áp lực nào tác động tiêu cực lên nó trong khi nhiễm bệnh sẽ khiến nó càng thêm tổn thương”, cô nói thêm.
UTI có lây cho bạn đời khi quan hệ không?
Tin vui là UTI không hề lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, STDs thì lại có, mà triệu chứng của STDs thì lại tương tự khi bạn mắc UTI.
Vì vậy, bạn đời của bạn có thể nghĩ rằng bạn đã lây nhiễm UTI cho họ, nhưng thực tế, nó có thể là giang mai, chlamydia hoặc bệnh lậu.
STDs là những bệnh lây qua đường tình dục. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người nào có sinh hoạt tình dục, cả nam lẫn nữ. STDs có thể là bệnh giang mai, mụn rộp sinh dục, chlamydia hoặc bệnh lậu.
Ngay cả khi bạn đã hoàn tất việc điều trị với thuốc kháng sinh, nhưng vẫn cảm thấy đau dữ dội hoặc buốt rát khi quan hệ tình dục, đó là một dấu hiệu cho thấy UTI chưa biến mất hoàn toàn.
Vậy khi nào bạn mới có thể sinh hoạt tình dục trở lại?
Đầu tiên, bạn cần được điều trị khi nhiễm trùng đường tiết niệu. Bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu của bạn để xác nhận tình trạng bệnh.
Dựa trên kết quả đó, họ có thể kê cho bạn một toa thuốc kháng sinh. “Một khi quá trình điều trị của bạn hoàn thành và bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác, bạn có thể an tâm để sinh hoạt tình dục lại như bình thường”, Williams nói.
Thông thường, bạn phải mất một tuần cho tất cả những việc này, cô nói.
Tuy nhiên, nếu ngay cả khi bạn đã hoàn tất việc điều trị với thuốc kháng sinh, nhưng vẫn cảm thấy đau dữ dội hoặc buốt rát khi quan hệ tình dục, đó là một dấu hiệu cho thấy UTI chưa biến mất hoàn toàn.
Rất tiếc, bạn cần thêm một chuyến viếng thăm tới bác sĩ phụ khoa và tiếp tục việc kiêng khem tình dục đấy.