Nguyên nhân chính khiến chúng ta bỏ tập chân.
Câu trả lời đơn giản nhất là: Khó và mệt. Quả thật ai từng chơi môn thể hình thậm chí các vận động viên, cầu thủ chuyên nghiệp khi tập cơ bắp cũng đều rất ngán bài tập chân (đùi, bắp chuối) vì đây là bài tập nặng nhất, khiến người tập sau khi kết thúc mỗi hiệp đều phải thở hổn hển, tim đập thình thịch.
Những bài tập đứng gánh đùi (squat) là bài tập mà sức nặng của trọng lượng tạ được dồn xuống hết cơ thể nên buộc phải tập phải gồng người lên để giữ tạ nên hệ thống cơ bắp phải hoạt động ở mức “maximum”. Vì vậy, các bài tập chân đòi hỏi người tập phải chịu khó nhất.
Ngược lại đối với các bài tập cơ bắp khác như ngực, xô, vai hay tay thì gần như chỉ chuyên vào từng nhóm cơ cụ thể vì vậy nhịp tim khi thực hiện các bài tập này không bị đẩy lên mức tối đa như khi tập chân. Thường sau khi kết thúc bài tập chân, rất nhiều người mệt quá lê bước không nổi hay ngày hôm sau cảm thấy ê ẩm hết phần thân dưới.
1. Mất cân đối, thiếu thẩm mỹ
Tập thể hình với mục đích là để tạo ra một cơ thể đẹp, khỏe mạnh với sự phát triển cân đối của các nhóm cơ bắp khác nhau. Nếu bạn chỉ chăm chăm tập các phần cơ trên của cơ thể nhưng lại bỏ qua bài tập chân khiến thân hình mất cân đôi mà dân tập tạ vẫn hay ví là “thân hình quả ớt” hay “củ khoai cắp trên hai que tăm”.
Về phương diện thẩm mỹ và thị giác đối với cả phái nam lẫn phái nữ, phần mông và chân là bộ phận sexy là thu hút nhiều sự chú ý nhất trên cơ thể. Nếu bỏ qua bài tập chân cũng đồng nghĩa với bạn có vòng 3 lép kẹp.
2. Khó đạt mục tiêu giảm mỡ thừa
Phần thân dưới của cơ thể với cơ chân và cơ mông được xếp vào nhóm cơ lớn nhất, mạnh nhất của cơ thể và đương nhiên tiêu hao nhiều năng lượng nhất khi thực hiện các bài tập. Nguyên tắc để giảm mỡ, tạo vùng bụng 6 múi là phải bắt cơ thể “đốt” năng lượng (calorie) ở mức cao hơn mức nạp vào khiến cơ thể phải huy động nguồn năng lượng dự trữ (mỡ) để bù vào phần thiếu hụt đó.
Do vậy nếu chỉ tập các bài tập của nhóm cơ trên bạn rất khó để tạo ra được phần năng lượng thiếu hụt này nên việc đốt mỡ thừa càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao nhiều người tập bụng rất hăng, ngày nào cũng gập bụng nhưng vẫn không có được bụng 6 múi.
3. Tăng khả năng tình dục
Theo các nghiên cứu khoa học đều cho biết khi thực hiện cái bài tập nặng ở cơ chân sẽ giúp nam giới gia tăng lượng hóc-môn sinh dục nam tostesterone trong máu lên đến 30%. Chính yếu tố kích thích vào nhóm cơ bắp lớn nhất, mạnh nhất của cơ thể sẽ giúp cho não bộ nhận tín hiệu phải gia tăng sản xuất lượng hóc-môn tostesterone để giúp cơ thể mạnh mẽ hơn.
Hóc-môn Tostesterone được coi là nội tiết tố duy trì khả năng nam tính, mức độ ham muốn và sức khỏe tình dục của nam giới. Biểu hiện lão hóa ở nam giới diễn ra rõ nhất ở tuổi trung niên (sau 50 tuổi) chính là việc cơ quan sinh dục giảm dần sự sản xuất tostesterone.
Việc duy trì tập luyện thể thao trong đó có tập tạ chính là liều thuốc bổ cho sức mạnh phòng the cho nam giới mà không có tiên dược nào có thể bì lại được.
4. Tạo sức mạnh và sự cuốn hút cho nam giới
Đôi chân được coi là nền tảng sức mạnh của cơ thể nên việc sở hữu đôi chân chắc khỏe, cuồn cuồn cơ bắp khiến người đàn ông trở nên mạnh mẽ, phong độ hơn hẳn. Có đôi chân khỏe giúp bạn chơi môn thể thao nào cũng tốt hơn hẳn
Khi có cặp chân khỏe khoắn thì dù bạn có bận quần ngắn, quần dài hay quần bơi đều tạo ra được vẻ đẹp quyến rũ. Chỉ có những người với cặp chân ốm yếu mới phải tự tin giấu đôi chân trong những chiếc quần dài mà thôi.