1. Dễ xảy ra chấn thương.
Dù bạn tập đúng phương pháp, đúng form thì chấn thương vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt là việc tập với khối lượng lớn trong một thời gian dài.
Một số chấn thương thường xảy ra: nặng thì có thoát vị đĩa đệm phần lưng, nhẹ thì trật khớp, sưng cơ,…
Các chấn thương này có thể xuất hiện ngay khi bạn sơ suất trong lúc tập luyện hoặc sau một thời gian dài luyện tập.
Phương pháp phòng tránh: không nên chạy theo thành tích mà quên đi hậu quả lâu dài, luôn cảm nhận những biểu hiện của cơ thể, mang dụng cụ bảo hộ khi tập với khối lượng lớn.
2. Làm cơ thể mất tính linh hoạt.
Tập tạ có thể làm cho bạn có cơ thể đầy cơ bắp, nở nang hay tăng sức mạnh nhưng nó cũng lấy đi của bạn sự linh hoạt. Nếu bạn chăm chỉ tập tạ một thời gian thì sẽ cảm thấy khó khăn khi thực hiện các động tác đòi hỏi tính linh hoạt hay độ mềm dẻo của cơ thể, như: nắm thẳng hai tay sau lưng, duỗi thẳng chân, xoay người ra sau.
Phương pháp phòng tránh: ngoài việc khởi động làm nóng cơ thể trước mỗi buổi tập, bạn nên tập thêm một số động tác kéo dãn cơ bắp vào những buổi nghỉ ngơi hoặc khi có thời gian rảnh rỗi trong ngày.
3. Ăn uống mất cân bằng.
Khi tập tạ bạn sẽ cần lượng đạm nhiều hơn bình thường để xây dựng cơ bắp. Và nguồn đạm này là thường từ động vật hoặc các sản phẩm hỗ trợ. Do đó sẽ làm bạn mất đi chế độ ăn uống cân bằng và cũng làm ảnh hưởng một số bộ phận của cơ thể như thận và gan.
Có một câu ngãn ngữ: “bạn là những gì bạn ăn”. Theo triết lý của Yoga thì nếu bạn ăn nhiều thức ăn từ nguồn gốc động vật sẽ làm cho tâm trí của bạn không sáng suốt và tính tình cũng trở nên nóng nảy hơn. Thức ăn nguồn gốc động vật thường cho bạn sức mạnh tức thời nhưng không có được sức bền bỉ và dẻo dai.
Trong thiên nhiên các động vật ăn “chay” như voi, tê giác, bò, trâu,…có cơ bắp và sức mạnh đáng kể nhưng tính tình thường hiền lành hơn các động vật ăn thịt như hổ, báo, chó sói,…
Phương pháp phòng tránh: Nếu bạn không tập để trở thành vđv chuyên nghiệp thì bạn nên ăn uống cân bằng, dùng thêm nguồn đạm từ thực vật.
4. Khả năng thẩm mỹ bị thiên lệch
Nhiều bạn sau khi yêu thích và tập tạ thường có thẩm mỹ bị thiên lệch về nét đẹp cơ thể con người. Bạn nên biết rằng nét đẹp của môn thể hình không phải là chuẩn mực nét đẹp cơ thể của loài người. Chính sự cân đối, hài hòa đặc biệt là tài năng sử dụng các cơ bắp này đã làm nên nét đẹp của các vận động viên trong nhiều môn thể thao khác nhau. Vẻ đẹp cơ bắp chỉ là tác dụng kèm theo của các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh.
Phương pháp phòng tránh: mở rộng tư duy và không nên giới hạn kiến thức chỉ trong môn tạ.
5. Nữ tính hóa nam giới và nam tính hóa nữ giới.
(Một số) bạn nam khi tập tạ, đặc biệt là thể hình thường có xu hướng soi giương để tự nhìn ngắm bản thân mình nhiều hơn. Và cũng thường hay để ý xem tay, chân, ngực hay mông mình có “teo” khi nghỉ tập một thời gian không. Và thường “than thở” về vấn đề này. Ngoài ra cũng có xu hướng điệu đà hơn.
Các bạn nữ thì lại có xu hướng “mạnh mẽ” hơn như thích tranh luận, thích đấu tranh và đả kích tư tưởng nữ giới chỉ nên tập các môn nhẹ nhàng.
Theo y học phương Đông, cơ thể nữ giới mang tính âm nhiều nên nữ giới có xu hướng mềm mỏng và dịu dàng. Nhưng khi làm quen với tạ và có xu hướng ăn nhiều đạm thì sẽ có những chuyển biến về mặt tâm sinh lý, tạo ra nhiều tính dương hơn.
Phương pháp phòng tránh: nên cân bằng giữa nét đẹp thể chất và nét đẹp tâm hồn. Vẻ nam tính và nữ tính của bạn 90% nằm ở cách bạn xử sự hàng ngày.