Điển hình, sáng 21-5 vừa qua, nhiều học sinh ở Quảng Ngãi đã bị ngộ độc sau khi uống trà sữa. Vì vậy, cần chú ý một số điểm sau liên quan đến trà sữa như sau:
Dấu hiệu ngộ độc trà sữa
Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng. Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu.
Người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết trà sữa đã uống trước đó thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn.
Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên của ngộ độc trà sữa là đau bụng và tiêu chảy.
Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc trà sữa là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc trà sữa. Nếu các biểu hiện này diễn ra nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.
Ai không nên uống nhiều trà sữa?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trà sữa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Trà sữa mà chúng ta hay uống thường không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần chính của chúng là kem béo pha lẫn bột trà cùng các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu… Đây là những thành phần chứa một lượng lớn đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa rất không tốt cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, tất cả mọi người nên hạn chế uống trà sữa, đặc biệt là những người mắc chứng bệnh béo phì, tiểu đường, những người thiếu dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, kem béo trong trà sữa ngoài tác hại gây béo phì thì còn gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh cũng như sự linh hoạt của chúng, làm tăng thêm nguy cơ vô sinh ở nam giới. Vì vậy, đối với phái mạnh, trà sữa là thức uống nên tránh xa.
Kem béo trong trà sữa ảnh hướng xấu đến sức khỏe.
Làm thế nào khi bị ngộ độc trà sữa?
Khi phát hiện người bị dị ứng trà sữa, trước hết hãy nhanh chóng cấp cứu bằng cách lấy một thìa bột vitamin C hòa chung với một ly nước và cho người bệnh uống.
Khi thấy các triệu chứng ngộ độc trà sữa đã thuyên giảm, trong ít nhất bốn ngày sau đó, không cho người bệnh ăn các thực phẩm như trứng, đồ ăn có pha trứng, đồ uống đậm màu như coca, lúa mỳ, trà, chocolate, sữa, sản phẩm từ sữa, cà chua và các trái cây chua.
Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.