Chúng ta thường nhắc đến “thế hệ vàng” của thể thao nước nhà, thế nhưng, ít ai đề cập hay nghĩ đến một “hành trình vàng” để hướng những thanh thiếu niên yêu thể thao, những vận động viên thành tích cao đến với giấc mơ chuyên nghiệp, dẫn dắt hàng triệu người Việt đến với nền thể thao phát triển toàn diện hơn, trở thành những nhà Quản lý thể dục thể thao đẳng cấp.
Điểm qua những câu chuyện của các tên tuổi nổi tiếng trong ngành Quản lý thể dục thể thao, khá bất ngờ khi nhận ra rằng, những kỷ niệm đầu tiên của họ không hoàn toàn mang sắc màu của một vận động viên, mà là của một nhà quản lý. Đó là những cậu thanh niên rủ bạn bè trong xóm, tổ chức từng trận đấu “phủi” với bốn cái cọc làm khung thành và quả bóng phải góp tiền lại mua. Hay là những cậu bé phải tính từng đồng tiền để “đầu tư” cho bộ võ phục, cho đôi giày chạy một cách thật hợp lý. Những kỹ năng đầu đời của một nhà Quản lý thể dục thể thao vốn đã hình thành cùng khởi đầu của những đam mê.
Có thể thấy, những kỹ năng đầu đời của một nhà Quản lý thể dục thể thao vốn đã hình thành cùng khởi đầu của những đam mê. Như người ta hay nói “cái khó ló cái khôn”, “đã muốn thì sẽ tìm cách”, đam mê thúc đẩy những tài năng trẻ hình thành các kỹ năng sắp xếp, tổ chức, xử lý vấn đề của một nhà quản trị. Đó là tố chất tuy rất rõ ràng nhưng ít người nhận thấy ở các tài năng thể thao. Môi trường thể thao Việt Nam đã tạo điều kiện ươm mầm và nuôi dưỡng nên rất nhiều vận động viên xuất sắc, nhưng lại “bỏ ngõ câu chuyện xây dựng” nên những nhà quản lý thể thao từ những vận động viên ấy.
Bên cạnh đó, có một hiện thực khá rõ, nhà Quản lý thể dục thể thao tương lai không nhất thiết phải đến từ các vận động viên chuyên nghiệp mà có thể xuất phát điểm là những bạn học sinh đam mê thể thao. Trên hầu hết mọi lĩnh vực, niềm đam mê luôn là một trong những động lực dẫn lối mỗi cá nhân nỗ lực và đạt được thành công trong sự nghiệp. Từ niềm đam mê đó, tiếp cận sớm với ngành Quản lý thể dục thể thao sẽ là một hướng đi không chỉ giúp các bạn có cơ hội nối tiếp giấc mơ mà còn theo đuổi cả một hành trình phát triển có định hướng thăng tiến trong tương lai một cách chuyên nghiệp. Nhìn xa hơn ra thế , thể thao hiện nay đang cần đội ngũ trẻ nhưng được tiếp cận với nền kiến thức tiên tiến, bài bản để đưa thể thao phát triển theo hướng hiện đại. Tuổi trẻ là tuổi dám nghĩ dám làm nên với Thế hệ “Gen Z” đam mê thể thao theo đuổi chương trình đào tạo Quản lý thể dục thể thao sẽ có cơ hội tham gia vào quá trình trẻ hoá của thể thao thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhìn nhận một cách khách quan, Việt Nam đã và đang tồn tại một lực lượng Quản lý thể dục thể thao chiếm tỉ lệ tự phát khá cao. Nhiều người hoạt động trong lĩnh vực này vốn “nhảy cóc” từ một ngành khác – số ít may mắn có kinh nghiệm từ mảng quản trị – vận hành. Một số lượng rất lớn đến từ chính cộng đồng vận động viên, những người dùng đam mê và kinh nghiệm của mình để bù đắp khiếm khuyết chuyên môn quản trị – và thường phải trải qua giai đoạn tự học hỏi và rèn luyện lâu dài để thành công với cương vị một người quản lý, tổ chức và kinh doanh các hoạt động, dịch vụ thể thao. Một số khác đến từ các ngành giải trí, sự kiện, dịch vụ…
Với một cộng đồng nhân sự Quản lý thể dục thể thao theo kiểu “tự phát”, Việt Nam vẫn đạt được những thành tích kỳ diệu. Mới đây, SEA Games 31 đã để lại ấn tượng đối với người dân trong nước cũng như bạn bè khu vực lẫn quốc tế khi tổ chức đón tiếp khá thành công 10.000 VĐV, HLV, chuyên viên thể thao, phân bổ thi đấu đến 526 nội dung ở 40 môn với địa bàn trải rộng 12 tỉnh – thành phố. Tất cả các nơi đều nhận được sự quan tâm của từ Trung Ương tới các chính quyền địa phương. Các địa điểm tổ chức đều tốt như Nhà thi đấu Hải Dương, Nhà thi đấu Ninh Bình, Nhà thi đấu Quảng Ninh rồi các sân vận động Việt Trì, sân vận động Thiên Trường… các khu vực thi đấu thuộc địa bàn TP Hà Nội đều được tổ chức chặt chẽ, vệ sinh môi trường tốt. Bên cạnh đó, công tác phục vụ như khách sạn, các cơ sở du lịch làm rất tốt. Hiện nay điều kiện kinh tế đất nước phát triển so với lần đầu chúng ta tổ chức năm 2003, Việt Nam có nhiều khách sạn tốt, tinh thần thái độ phục vụ thay đổi hơn ngày xưa rất nhiều, để lại ấn tượng tốt cho khách, bạn bè quốc tế. Lực lượng an ninh, bảo vệ, giao thông đảm bảo, thái độ hết sức nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ trực chặt chẽ và nghiêm chỉnh…
Sân vận động Thiên Trường đã có lúc đón con số kỷ lục 30.000 người hay sân Mỹ Đình chật kín 40.000 chỗ ngồi trong trận bóng Thái Lan – Việt Nam... Không cần những phép tính chi li, chúng ta có thể tạm hình dung được đằng sau con số đó là sự nỗ lực hết mình và phối hợp ăn ý của rất nhiều người, nhiều đơn vị trong việc tổ chức và xử lý một khối lượng công việc khổng lồ từ đón tiếp, chăm sóc, hậu cần, truyền thông, điều phối, tổ chức, thi đấu… Tất cả đều được thực hiện một cách chỉnh chu và được đánh giá khá thành công, đặc biệt ngay trong giai đoạn cả nước vừa trải qua cơn khủng hoảng và đang trên đà hồi phục sau dịch COVID – 19.
Bên cạnh những cái ưu, cũng còn một số bất cập. Ví như khâu phục vụ xe đưa đón VĐV, xe đưa đón lãnh đạo, các quan chức khi việc tổng điều phối còn chậm trễ gây trở ngại cho một số địa điểm và trong quá trình tổ chức. Cái này thì không biết nguyên nhân là do đâu, nhưng rõ ràng nó là trở ngại gây những điều không hài lòng và bức xúc cho một số quan chức và các đoàn VĐV các nước bạn.
Nhìn vào những gì chúng ta đã làm được và chưa tại SEA Games 31, sẽ có một dấu chấm hỏi làm chúng ta chững lại: Nếu như Việt Nam sở hữu một nguồn nhân lực Quản lý thể dục thể thao, tổ chức, kinh doanh sự kiện và dịch vụ thể thao chuyên nghiệp, bài bản hơn nữa thì những bất cập này sẽ được hạn chế xuống mức thấp nhất, và thành tựu thể thao Việt Nam sẽ phát triển to lớn đến mức nào? Nhìn ra thế giới, nhìn sang thế giới thể thao giải trí trị giá hàng tỉ đô của Nevada (Mỹ), nhìn sang đất nước châu Á chưa từng có kỳ Thế vận hội nào vắng bóng huy chương như Hàn Quốc, có thể thấy chúng ta còn nhiều khoảng cách.
Đặc biệt, điều kiện đào tạo và phát triển chuyên môn Quản trị – Quản lý thể dục thể thao ngày càng cần được đầu tư và nâng cao. Với những ai đam mê, với những người từng là VĐV đạt thành tích cao, họ cần một hướng đi cụ thể hơn trong tương lai. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản như bạn sẽ làm gì sau khi giải nghệ? Bạn dự tính gì cho tương lai sau những tấm huy chương… nhưng để “trả lời” được thì cần phải có những bước đi lâu dài với những định hướng phù hợp để nâng tầm giá trị của ngành Quản lý thể dục thể thao, góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà.
Nhắc đến nghề nghiệp cho vận động viên sau thời kỳ đỉnh cao thi đấu, chúng ta thường phân tích như một “lối thoát”. Thế nhưng, cũng như bất cứ nhân sự nào ở lĩnh vực nào, người làm thể thao cũng cần thời gian được đầu tư đào tạo chuyên môn, bài bản, có hệ thống kỹ năng và kiến thức hiện đại, thực tế. Con đường phát triển sự nghiệp của một vận động viên là hành trình liền mạch giữa tuổi trẻ cống hiến thi đấu và một tương lai công việc được đảm bảo vững chắc, một lộ trình hẳn hoi chứ không phải những pha “tạt cánh” nhảy nghề nhảy việc.
Thời gian qua, Ðại học Quản lý và Công Nghệ TP.HCM – UMT công bố nhiều chính sách vô cùng đáng lưu ý như chính sách học bổng cho kiện tướng thể thao, chương trình học tập phù hợp với đặc thù vận động viên, đem những kiến thức thực tế – mới nhất của ngành Quản lý thể dục thể thao đến với các bạn sinh viên, cũng như các môn học thời thượng đúng “trend” của một Thế hệ “Gen Z” năng động, tài giỏi. Cốt yếu là để nâng tầm ngành Quản lý thể dục thể thao, hiện thực hoá “giấc mơ về một thế hệ vàng những nhà Quản lý Thể dục Thể thao đẳng cấp trong tương lai”, đó cũng là tiêu chí hàng đầu trong việc đào tạo giảng dạy tại Ðại học Quản lý và Công Nghệ TP.HCM – UMT.
Đến với ngành Quản lý thể dục thể thao tại Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – UMT, sinh viên có cơ hội được học trong một môi trường mang tính thực tiễn, thực hành cao. Từ giáo trình “bản quyền” phù hợp môi trường thể thao quốc tế; chương trình giảng dạy phù hợp thực tiễn, thực hành cao; đội ngũ giáo viên danh tiếng giàu kinh nghiệm; các nhà cố vấn từ các trường đại học nổi tiếng thế giới; đến các chuyên gia, các nhà điều hành đến từ các liên đoàn, tổ chức thể thao lớn trong và ngoài nước…
Với chương trình đào tạo chuẩn công dân toàn cầu, ngành Quản lý thể dục thể thao UMT giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để phát triển trong môi trường làm việc quốc tế. Bạn sẽ áp dụng những gì đã học vào môi trường làm việc chuyên nghiệp thông qua các khóa thực tập tại doanh nghiệp quốc tế, giúp bạn sẵn sàng làm việc tại bất kỳ quốc gia nào… Tất cả sẽ mang đến cho người học nguồn kiến thức đa dạng, chuyên nghiệp, nắm bắt công nghệ và xu hướng mới toàn cầu trong việc kinh doanh, quản lý thể dục thể thao.
Chính sách và cơ chế tuyển sinh hấp dẫn của Ngành Quản lý Thể dục Thể thao UMT
• Tuyển thẳng vận động viên có thành tích thể thao từ cấp độ quốc gia đến quốc tế.
• Trao nhiều học bổng với các gói khác nhau từ 50 triệu đồng đến 360 triệu đồng cho vận động viên có thành tích thi đấu cấp quốc gia, cho các bạn học sinh đam mê thể thao và có năng khiếu tổ chức, điều hành các sự kiên về thể thao
• Được học Ngành Quản lý thể thao với các chuyên gia Quản lý TDTT đầu ngành, thực tập tại các doanh nghiệp, các tập đoàn thể thao nổi tiếng toàn cầu và bảo chứng 100% về việc làm sau tốt nghiệp, đúng chuyên môn, đúng ngành nghề.
• Môi trường học tập Quốc tế, chuẩn đầu ra Tiếng Anh quốc tế cho tất cả vận động viên học tại trường.
• Hệ thống cơ chế đãi ngộ sinh viên là vận động viên, tạo điều kiện để đảm bảo sinh viên có thể vừa học tập vừa thi đấu một cách hợp lý, thuận tiện.
Thông tin liên hệ:
Ðịa chỉ: Ðường 60CL, Khu đô thị Cát Lái, Phường Cát Lái, TP. Thủ Ðức, TP. HCM
Văn phòng tuyển sinh: 240 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Ðiện thoại: +84 28 3535 9119
Email: tuyensinh@umt.edu.vn