1. Khẩu đức
Chỗ nào tha được cho người khác thì nên tha.
Lời thẳng thắn có thể nói vòng vo một chút.
Có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Lời nói không nên giảo hoạt, cũng đừng quá lạnh lùng. Suy từ mình muốn nghe gì mà nói với người như vậy. Đấy gọi là chân thành tự đáy lòng.
2. Chưởng đức
Khích lệ người khác một chút để họ có thêm động lực là một điều nên làm. Thể hiện tấm lòng rộng mở, hào sảng, lấy tâm rộng rãi mà đối với người khác thì không thiệt thòi gì mà chỉ lấy thêm được nhiều thiện cảm. Nhưng hãy nhớ, khích lệ khác với tâng bốc không đúng sự thật hay xu nịnh.
3. Diện đức
Nên giữ thể hiện cho người khác như là mình muốn giữ thể diện cho mình vậy. Đó là sự tinh tế, thấu hiểu, khiêm nhường. Thể diện là điều tối quan trọng đối với một con người. Không thể giữ thể diện cho đối phương thì chắc chắn làm tổn thương người mà mình cũng chỉ nhận được oán thù mà thôi.
4. Tín nhiệm đức
Học cách tin tưởng người khác, tôn trọng họ cũng là một cách tích đức cho bản thân. Nếu có được lòng tin, người khác sẽ có động lực, làm gì cũng tốt đẹp hơn. Vì vậy, thay vì cố gắng giành lấy gì, chỉ cần giữ cho minh sự chân thành, chân thật, ắt sẽ có được lòng tin từ người khác.
5. Lễ tiết đức
Người có lễ tiết là người biết phép tắc lễ nghi và hiểu đạo. Sống có trước sau, phải trái, đáng trọng và đáng tin, người như thế không thể không có thành tựu được.
6. Khiêm nhường đức
Trước mặt người khác không ngông cuồng, sau lưng người khác không đắc ý, làm người nên điềm đạm. Khiêm nhường là tính cách bất cứ ai cũng nên học và làm được.
7. Lý giải đức
Thấu hiểu khiến bạn có lòng bao dung, có sự chia sẻ, đồng cảm, tha thứ. Không thể hiểu người thực ra chính là khép lại cánh cửa đi vào tâm hồn người khác, và như thế, bạn sẽ không có gì cả.
8. Tôn trọng đức
Nhất định phải học được cách tu dưỡng, quan trọng là phải tu dưỡng, ấy là tôn trọng người khác. Không thể tôn trọng được người khác thì chính là thể hiện nhân cách kém cỏi. Vì vậy hãy tôn trọng từng người bạn gặp trong đời, dù họ có giàu hay nghèo, đều không khác gì nhau cả.
Dưới đây là một số cách tích đức cải mệnh đơn giản nhất
Tích đức từ lời nói
Lời nói nhất định phải thể hiện sự khoan dung. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Không thể tôn trọng được người khác thì chính là thể hiện nhân cách kém cỏi. Vì vậy hãy tôn trọng từng người bạn gặp trong đời, dù họ có giàu hay nghèo, đều không khác gì nhau cả.
Tích đức từ lòng chung thủy
Phàm là vợ chồng, nên sống chung thủy, không ngoại tình, không hãm hại hôn nhân của người khác, nếu ta làm vậy thì về sau bản thân ta và con cháu luôn bị người khác phản bội và phá hoại hạnh phúc của mình. Rồi lại sẽ gặp quả báo đau khổ.
Tích đức từ việc cứu người
Khi thấy người khác gặp nạn, khó khăn, nếu có thể hãy sẵn lòng giúp đỡ. Nay bạn giúp người, ắt sẽ có lúc người giúp mình.
Tích đức từ việc hạn chế sát sinh
Sát sinh là tội ác thất đức trên đời. Nên buông dao xuống và nhớ rằng: Sinh mạng của chúng cũng như chúng ta, ăn đồ sát sinh, nên nghĩ đến là khi cầm dao giết nó, nó đã kêu lên thảm thiết và đau đớn cầu xin chúng ta như thế nào, nó chẳng khác gì chúng ta khi bị kẻ thù cầm dao cắt cổ rồi ăn xác chết của nó.
Tích đức từ việc tôn trọng người khác
Tôn trọng người khác cũng là một cách tích đức. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.
Tích đức từ việc biết cảm ơn người
Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời.
Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn.
Cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện của người có chí khí.
Tích đức từ lòng lương thiện
Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện.
Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.