Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam. Trong các ngày rằm, mùng 1, ngày tết, và những ngày có việc hệ trọng, thì mọi người thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn mong gặp nhiều may mắn, cầu cho được: Mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được sinh sinh tịnh độ…. Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
Đến chùa lễ cần theo thứ tự như sau
– Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
– Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.
– Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
– Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).
– Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
Cách thắp hương đúng cách
Trên thực tế, nhiều người không hiểu vì sao cần thắp 3 nén nhang trước tượng Phật. Ba nén nhang đó, theo Văn hóa Thần truyền, được gọi là Giới Nhang, Định Nhang và Huệ Nhang.
Giới Nhang, là nén nhang được Phật tử thắp lên để thể hiện lòng thành hướng thiện trước Đức Phật, quyết tâm từ bỏ tâm địa và hành vi xấu để hướng thiện.
Định Nhang tượng trưng cho tâm hồn thanh tịnh của Phật tử trước Đấng Tối cao, thệ nguyện luôn đối xử từ bi với người khác. Huệ Nhang được thắp lên để cầu trí huệ ban cho con người mà khai mở thể ngộ để hiểu rõ hơn bản chất của kiếp người, thế gian và vũ trụ.
Ba cây nhang nói trên đều tượng trưng cho Giới, Định, Huệ trong Phật giáo, là những tiêu chuẩn tối nghiêm cần tuân thủ đối với người tu Phật và giúp họ khai ngộ.
Bởi vậy khi thắp nhang lễ Phật, con người phải loại bỏ mọi tâm xấu về tiền tài, danh lợi, sắc dục, xóa đi mọi hằn thù, phiền muộn để bảo trì tâm từ bi trước Đấng Tối cao. Nếu con người không thể làm vậy, ôm giữ tâm xấu với tư tưởng kém thanh tịnh và từ bi, chắc chắn Đức Phật sẽ không thể chứng cho họ. Cho dù có mang lễ vật đầy đặn và sang trọng đến mấy, có cúi đầu dập lạy bao nhiêu, những gì con người làm khi lễ Phật mà thiếu đi các điều kiện trên đều trở thành vô nghĩa.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo