Nhau cài răng lược là gì?
Nhau cài răng lược (NCRL) là một biến chứng thai kỳ và là vấn đề quan trọng trong thực hành sản khoa. NCRL là một thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ và con do thai non tháng và xuất huyết âm đạo lượng nhiều. Bệnh này tuy không thường gặp nhưng các bác sĩ sản khoa đặt biệt quan tâm vì các biến chứng như chảy máu nhiều, nhiễm trùng, thủng hoặc vỡ tử cung có thể nguy hiểm tính mạng.
Đặc điểm của bệnh nhau cài răng lược
Nhau cài răng lược xảy ra ở giai đoạn sớm của thai kỳ thì hiếm gặp. Tuy nhiên nó lại có thể dẫn đến vỡ tử cung. Hiện tượng của bệnh này có thể là chảy máu trước khi sinh hay xảy ra và thường phối hợp với nhau tiền đạo.
Nhau cài răng lược tại vị trí vết mổ cũ làm tăng nguy cơ vỡ tử cung trước sanh. Hơn nữa, hầu hết thai kỳ sẽ diễn biễn bình thường nếu không có nhau tiền đạo và vết mổ cũ. Nếu nhau cài răng lược đi kèm theo tình trạng này có thể làm hậu quả nặng nề hơn.
Đối với bệnh này thì rất khó có thể chuẩn đoán sớm trong quá trình khám thai, siêu âm định kỳ bởi sản phụ không có triệu chứng đặc hiệu. Phần lớn các trường hợp khi phát hiện thì thai nhi đã lớn (khoảng gần 20 tuần tuổi) hoặc phát hiện lúc sanh.
Nguyên nhân dẫn đến nhau cài răng lược
Nguyên nhân của nhau cài răng lược thực sự chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia ghi nhận những yếu tố nguy cơ của bệnh như có mổ lấy thai trước đó, khi này tỷ lệ nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai.
Theo thống kê chung của thế giới, những phụ nữ đã mổ lấy thai lần 1 thì nguy cơ bị nhau cài răng ở lần mang thai tiếp theo tăng 4,5 lần so với người việc sinh thường. Trường hợp mổ lấy thai lần hai thì nguy cơ bị nhau cài răng lược tăng gấp 11,3 lần.
Những phụ nữ đang mang thai ở tuổi > 35 có thể dễ mắc nhau cài răng lược hơn. Đặc biệt, có thể do tiền căn nạo phá thai, nhất là trường hợp nạo phá thai nhiều lần.
Những phụ nữ có nguy cơ cao bị nhau cài răng lược như dính buồng tử cung hoặc họ bị hội chứng Asherman’s. Có thể là do U xơ tử cung dưới niêm mạc.
Cách xử lý
Nếu trường hợp nhẹ thì sản phụ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu, còn nếu trường hợp nặng hơn thì thường phải phẫu thuật.
Nhau cài răng lược có thể xử trí là cắt tử cung và mô xung quanh nếu có nhau bám hoặc bảo tồn tử cung. Trường hợp sản phụ lớn tuổi đủ con, khi đã quyết định cắt tử cung thì bác sĩ thường cắt tử cung nguyên khối (không bóc nhau).
Đối với những sản phụ còn trẻ, chưa đủ con bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tử cung. Nếu bảo tồn tử cung bác sĩ cần phải điều trị hỗ trợ như giảm lượng máu tới tử cung (thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị), may cầm máu nơi nhau bám, hóa trị hỗ trợ sau mổ nếu không lấy hết mô nhau (Methotrexate), nạo lòng tử cung. Một phương pháp khác ít được áp dụng là đặt một bóng catheter làm tắc mạch chậu nên giảm tưới máu đến tử cung và làm mất giảm mất máu trong lúc mổ.
Trường hợp nhau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ một phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được, gây hậu quả nặng nề như dò bang quang, âm đạo, trực tràng,…