Bản tin thị trường lao động Quý I năm 2015 thống kê có gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Điều ngang trái là nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (chưa đến 2%), còn đội ngũ có bằng cấp thì đứng đầu danh sách thất nghiệp.
Thất nghiệp luôn là một vấn đề nan giải của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả các nước phát triển nhất. Năm 2014, điều tra xã hội học ở Anh cho thấy 40% sinh viên nước này sau nửa năm tốt nghiệp vẫn lang thang đi tìm việc; và số sinh viên sau một năm tốt nghiệp vẫn chưa có việc làm chiếm gần 25%. Cuộc điều tra đưa ra những con số khá thú vị:
Ông bố trẻ cầm biển đứng ngoài đường xin việc. |
– Khoảng 1/3 sinh viên thất nghiệp cho biết cứ trung bình 1 ngày lại gửi 3 đơn xin việc đến 3 công ty khác nhau để tìm kiếm cơ hội việc làm.
– Phần lớn sinh viên thất nghiệp sẵn sàng di chuyển 50 km để tham dự phỏng vấn, và sẵn sàng đi làm tại địa điểm cách xa nơi sinh sống 100 km.
Nên nhớ rằng, trường đại học không đảm bảo 100% bạn ra trường có việc làm. Giáo dục chỉ đảm bảo cung cấp những điều kiện về năng lực chuyên môn tốt nhất cho người học, và ngược lại người học có trách nhiệm tiếp thu những điều kiện đó để sử dụng, tạo thành nguồn lực cho bản thân khi hoàn thành khóa học và bước chân ra thị trường lao động. Nói theo cách của một nhà nghiên cứu về hướng nghiệp người Mỹ, đó là sự hấp thu, tiêu hóa có chọn lọc nhằm tạo ra chất dinh dưỡng sử dụng để sinh tồn và phát triển.
Trong Tiếng Anh, thầy cô dạy phổ thông được gọi là Teacher (tức là người dạy), còn hệ đào tạo cao hơn người ta dùng khái niệm Lecturer (tức là giảng viên). Các thầy cô chỉ là người hướng dẫn, định hướng rằng bạn cần đọc giáo trình này, vào website này, phải nghiên cứu theo hướng này…chứ không phải cầm tay chỉ việc giống một đứa bé được người lớn nhá cơm nát và mớm cho ăn.
Hãy cùng xem lại các số liệu từ điều tra xã hội của Việt Nam:
Các cử nhân không kiếm được việc có tới 58,2% gặp lý do rất “ngớ ngẩn” là không biết xin việc ở đâu, còn những bạn được nhận vào làm thì không ít người phải… đào tạo lại, trong đó 92% phải đào tạo lại nghiệp vụ, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Rất nhiều sinh viên bị doanh nghiệp chê thiếu kỷ luật công việc, hay đi làm muộn, hay nói dối!
Vậy thì trước khi đổ lỗi hay biện minh, hãy suy xét lại bản thân trước. Trước khi cầm biển ra đứng ngoài đường hay làm bất kỳ điều gì chỉ để có một công việc, chợt nghĩ tại sao không bỏ ra một vài phút để trả lời những câu hỏi dưới đây:
– Bạn đã có một bản CV đầy đủ thông tin được trình bày khoa học trên một mặt A4? Email liên lạc của bạn là gì, NguyenVanA@gmail.com, hay là changtrai_datinh@gmail.com? Đừng nói với tôi bạn không biết CV là gì.
– Bạn đã gửi CV đến bao nhiêu nơi? Đã nhận được phản hồi từ nơi nào chưa? Đã bao nhiêu lần bạn tự làm mới CV và gửi lại cho chính nơi đã từ chối bạn?
– Bạn đã đi phỏng vấn chưa? Đã có bao nhiêu danh thiếp của nhà tuyển dụng? Đã có một cuốn sổ tay để ghi lại những câu hỏi-câu trả lời phỏng vấn từng gặp phải hay chưa?
– Bạn có liệt kê được 10 điều mình giỏi trong 2 phút không?
– Có biết mình đặc biệt thích việc gì không?
– Có thấy 10 cái mình giỏi có liên hệ gì với công việc mình thích hay không?
– Bạn có ít nhất 2 bộ sơ mi sáng màu, quần vải và 1 đôi giày đen?
Nên nhớ rằng, trường đại học không đảm bảo 100% bạn ra trường có việc làm. Giáo dục chỉ đảm bảo cung cấp những điều kiện về năng lực chuyên môn tốt nhất cho người học, và ngược lại người học có trách nhiệm tiếp thu những điều kiện đó để sử dụng, tạo thành nguồn lực cho bản thân khi hoàn thành khóa học và bước chân ra thị trường lao động. Nói theo cách của một nhà nghiên cứu về hướng nghiệp người Mỹ, đó là sự hấp thu, tiêu hóa có chọn lọc nhằm tạo ra chất dinh dưỡng sử dụng để sinh tồn và phát triển. |
Nếu bạn không có khả năng trả lời những câu hỏi trên, thì dù bạn có đứng ra đường với 1 tấm biển trên tay đầy những dòng chữ cảm động, dù doanh nghiệp có miễn cưỡng nhận bạn vào làm việc theo áp lực của dư luận, thì bạn cũng khó có thể thành công trong công việc đó được. Vì bạn chưa biết mình là ai, sẽ làm gì và sẽ đi về đâu.
Trải qua 4-5 năm ngồi cùng nhau trên ghế giảng đường, sao người ta nói được tiếng Anh, còn bạn thì không? Sao bạn ấy có học bổng, còn bạn thì không? Sao bạn ấy có thời gian đi tham gia tình nguyện, còn bạn thì không? Sao bạn ấy năng động thế, còn bạn thì không?
Và bây giờ, sao người ta có việc làm, còn bạn thì không?
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một thạc sĩ đang làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cầm biển xin việc giữa đường, có gì nhục nhã?
Ở góc độ đạo đức, một người chồng, người cha đứng đường để kiếm việc làm lấy tiền mua sữa cho con, chăm vợ vừa sinh có gì sai, có gì “nhục”? |