Chúng tôi đã bài viết trước nói về tình trạng bạo lực học đường mà xuất phát có thể từ những cuốn truyện tranh tưởng như vô hại Doraemon hay Đường tới khung thành của Nhật Bản. Nhưng đó không phải nguyên nhân duy nhất dẫn đến những hành động dã man, tâm lý lệch lạc của thế hệ vị thành niên.
Ngoài truyện thì phim ảnh cũng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới tinh thần và hành vi của thế hệ trẻ. Thời cuối 7x, 8x ngày xưa thì ai cũng từng được xem phim kiếm hiệp hay phim chưởng Hồng Kông. Những cuốn phim có chất lượng video cực thấp lại chiếu trên màn hình cỡ 14′, 15′ thì rất nhỏ nhưng đám trẻ khi ấy đã sướng mê tơi. Xem phim xong còn khua chân múa tay ngỡ mình là anh hùng rồi nhỡ tay úng lộn bạn bè. Cũng vì thế mà các vị phụ huynh ngay từ thời đó đã cấm con xem phim chưởng không phải chỉ vì sợ con ghiền phim quên học bài mà chính là sợ con bị tiêm nhiễm bạo lực.
Những những bộ phim chưởng kiểu đó thì xưa như Diễm và thế hệ vị thành niên bây giờ đâu có hào hứng xem và ngỡ nó giống như hoạt hình. Giờ thế hệ trẻ thích xem các bộ phim hành động với những cảnh quay chóng mặt và bạo lực được đẩy lên cao. Những hành động man rợ máu lạnh trong các bộ phim Mỹ diễn ra cứ như không, cứ như một hành động rất tự nhiên và thể hiện một sự quyết đoán Mỹ đáng được ca ngợi.
So với phim chưởng ngày xưa thì nó nguy hiểm hơn nhiều lần. Phim chưởng ngày xưa dù sao cũng đề cao cái chính nghĩa một cách rõ ràng còn trong phim Mỹ thì không có những ranh giới chính tà gì cả mà chỉ có chân lý: mạnh hơn thì thắng, yếu hơn thì chết. Những câu triết lý một chiều phiến diện trong phim Mỹ khiến giới trẻ suy nghĩ lệch lạc còn nguy hiểm nhiều lần hơn so với phim chưởng này xưa.
Trong vụ Nhí Tino cùng đám bạn toàn tiểu yêu lôi người bạn cùng lứa ra đất trống hành hạ, bắt liếm chân, dí thuốc lá vào tay để tra tấn rồi dọa giết nếu bị tiết lộ, chúng ta có thể thấy hao hao giống bộ phim truyền hình Mỹ Breaking Bad (Biến chất). Đó là hành vi mà các nhóm xã hội đen không có niềm tin vào công lý hành xử khi thanh toán nạn nhân hay tra tấn. Có thể thấy suy nghĩ đó, hành vi đó đã thẩm thấu vào giới trẻ và chúng tái hiện ngay ngoài đời thực.
Khi giới trẻ say mê với “Quá nhanh, quá nguy hiểm” hay “Vượt ngục” chúng Ngộ Nhận rằng trong cuộc sống không hề có chuyện công lý hay tính công bằng hiệu quả của luật pháp, chúng lầm tưởng rằng mọi thứ trong cuộc sống chỉ có thể giải quyết bằng sức mạnh và sự dứt khoát, chúng không phân biệt nổi xã hội Mỹ trong phim và xã hội ngoài đời mình đang sống.
Những bộ phim như Breaking Bad, Vượt ngục hay Quá nhanh, quá nguy hiểm không hề dở nhưng nó thích hợp để cho những người trưởng thành xem. Còn nếu để con em chúng ta với đầu óc non nớt tiếp nhận chúng thì không khác gì đầu độc tâm hồn.