Công an quận Tân Bình (TP HCM) đang tạm giữ Trần Bình Lâm (31 tuổi, ở quận 11) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào ngày hôm qua (12/7).
Theo cơ quan điều tra, khoảng 2 tháng nay, nhiều nạn nhân trên địa bàn đến trình báo về việc bị một thanh niên xưng là công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nạn nhân tên Loan trình báo, vào rạng sáng 6/6, chị đang đứng bán hàng trên đường Đất Thánh (phường 6, quận Tân Bình) thì có thanh niên cao to, mặc đồng phục cảnh sát nói đang đi tuần tra, bắt cướp. Anh ta hù dọa cửa hàng chị đang bị theo dõi.
Thanh niên này yêu cầu chị Loan mang tiền cùng tài sản lên công an phường gửi cho an toàn.
Thanh niên lừa đảo tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp. |
Tưởng thật, người phụ nữ gom được hơn 1,5 triệu đồng và ĐTDĐ đưa cho Lâm giữ rồi vào nhà khóa cửa. Khi chị Loan vừa quay lưng thì Lâm rồ ga bỏ chạy.
Trích xuất camera an ninh, cảnh sát thấy rõ mặt Lâm và diễn biến vụ việc. Trưa 6/7, khi đang tuần tra trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (phường 9, quận Tân Bình) tổ trinh sát hình sự phát hiện thanh niên có đặc điểm giống kẻ lừa đảo nên yêu cầu dừng xe kiểm tra hành chính.
Kiểm tra cốp xe tay ga của Lâm, cảnh sát phát hiện bộ cảnh phục công an nên mời về trụ sở lấy lời khai. Tại cơ quan điều tra, anh ta khai cha là cán bộ công an đã nghỉ hưu. Do không có tiền tiêu xài, thanh niên này lấy trộm bộ quần áo ngành của cha rồi đi lừa đảo.
Đến thời điểm bị bắt, nghi can đã thực hiện trót lọt 8 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở các quận Tân Bình, Tân Phú, 10, 11…
Phát hiện Công an giả như thế nào?
Thủ đoạn phạm tội chủ yếu của các đối tượng giả danh Công an thường là cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trong một số trường hợp là trộm cắp… Hình thức thể hiện của loại tội phạm này cũng rất đa dạng, có lúc chúng giả danh là Cảnh sát hình sự, có khi lại là Cảnh sát giao thông, có trường hợp lại là Cảnh sát cơ động.
Khi giả danh là Công an, hầu hết các đối tượng đều nhằm mục đích vụ lợi, có được lòng tin của người bị hại, nhằm dễ dàng chiếm đoạt được tài sản. Đối tượng giả danh thường nhằm vào những người đi đường, có hành vi vi phạm Luật Giao thông, các gia đình có con, em đang trong vòng lao lý có nhu cầu cần chạy án. Chúng lợi dụng vào tâm lý lo sợ của người bị hại, rất thiếu cảnh giác, chỉ muốn “xin xỏ” giải quyết nhanh để vòi vĩnh tiền của người bị hại.
Về phía người dân, cần đặc biệt cảnh giác với loại tội phạm này. Trong trường hợp bị bắt giữ, cần chú ý đến trang phục của lực lượng làm nhiệm vụ. Bởi thông thường, trang phục của các đối tượng giả danh Công an không đồng nhất, hầu hết chúng đều sử dụng thẻ ngành giả, không đeo số hiệu Công an trên người. Nếu có nghi ngờ là Công an giả, người bị hại cần phải đến cơ quan Công an gần nhất để trình báo.
Gọi vợ không về nhà, chồng làm bát nhang thờ sống vợ con…
(Xã hội) – (Phunutoday) – Sang nhà bố vợ gọi vợ về nhà không được, người chồng này đã thu dọn hết quần áo của vợ bó vào 1 cái chiếu để giữa nhà rồi ném ra đường. |