Theo chuyên gia nghiên cứu phong thủy Nguyễn Vĩnh Kiên, đối với mỗi gia đình người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì bàn thờ là nơi được coi là quan trọng nhất.
Đó là nơi các thành viên trong gia đình dùng để giao tiếp với thần linh và tưởng nhớ về công lao, ân đức của ông bà, tổ tiên, những người đã khuất.
Do vậy, việc thờ cúng, bài trí bàn thờ, nhất là bàn thờ trong ngày Tết Nguyên đán – dịp mở đầu của năm mới là điều rất quan trọng.
Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng, việc bày trí bàn thờ, thờ cúng đúng không chỉ thể hiện nét văn hóa tâm linh mà qua đó, cũng giúp mang lại những may mắn, phúc lộc cho gia đình.
Để thờ cúng, bày trí bàn thờ ngày Tết cho đúng, các chuyên gia đã đưa ra 9 điều kiêng kỵ nên tránh trên bàn thờ:
Tối kị đặt bàn thờ sát nhà tắm, dưới xà nhà hay cầu thang và đối diện với nhà bếp
Không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm, bởi theo quan niệm từ xa xưa tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Cũng tránh đạt đối diện hay quay lưng với nhà bếp vì gia đình dễ bất hòa. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả.
Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa hay ngược với hướng nhà
Khi bài trí bàn thờ, gia chủ nên tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp may mắn.
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà. Nếu không có thể gây ra âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.
Hoa đặt bàn thờ nên dùng hoa tươi
Gia chủ nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, ngược lại cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là không tốt. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Dù là một loài hoa đẹp, có hương thơm dễ chịu thế nhưng hoa ly lại là loại hoa kiêng đặt lên bàn thờ ngày Tết, bởi nếu đọc theo vần hoa ly sẽ là sự chia ly, không may mắn.
Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà
Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ sẽ mang lại điều hung cho gia chủ và các thành viên. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt bàn thờ thì có thể sử dụng bình phong che lại.
Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau. Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong một gian phòng.
Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Không nên thờ cùng 1 lúc 3 họ trở lên
Nhiều gia đình có thói quen thời cũng một lúc nhiều họ, tốt nhất chỉ nên thờ họ của gia chủ, phạm phải điều này gia đình thường loạn, vận may giảm sút.
Cành vàng lá ngọc đã cúng ở chùa mang về thờ
Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên bàn thờ. Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học (Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người), đây là điều không nên. Vì những thứ cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói như: Bày bán chỗ có sạch không, cất giữ thế nào, có bị ô uế hay không, mặt khác khi đã dâng cúng ở chùa những cành vàng lá ngọc này có thể sẽ có vong, rồi đủ thứ bám vào… Chính vì vậy bạn không nên ‘xin lộc’ cành vàng lá ngọc ở chùa để mang về bày trên ban thờ. Trước khi đặt lên bàn thờ bất cứ vật gì cũng nên suy xét thật kỹ lưỡng tránh tai họa khôn lường.
Tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự bằng cây xanh
Để tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự, gia chủ có thể bố trí thêm một hoặc hai cây xanh. Nên lựa chọn cây kim tiền, phát lộc hoặc một số loài cây dễ sống. Không nên lựa chọn cây có gai nhọn, khó sống để tránh trường hợp đang trồng thì chết. Trên bàn thờ tốt nhất không nên dùng hoa nhựa.
Dịp Tết nên bày mâm ngũ quả đúng cách của người miền Bắc gồm có chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hoặc mâm ngũ quả theo phong cách miền Nam gồm có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương
Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.
Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.
Phải thường xuyên lau dọn và thắp hương bàn thờ
Điều này đặc biệt quan trọng bởi qua đó thể hiện sự biết ơn, kính trọng ông bà tổ tiên. Nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.
Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật
Khi đặt bàn thờ gia tiên, không nên để bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật vì điều này sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.
Đặt bát hương
Bát hương cũng là điều mỗi gia đình cần hết sức chú ý. Trong mỗi nhà chỉ nên đặt từ 2 đến 3 bát hương trên một bàn thờ. Trong đó: – Một bát hương thờ ngũ vị thần tài để ở vị trí cao nhất.
– Một bát hương thờ gia tiên, tổ phụ, các bậc bề trên.
– Một bát thờ huynh đệ, tỷ muội, con cháu.
Không được xê dịch bát cắm hương sau khi đã lau dọn xong bàn thờ ngày Tết
Khi lau dọn bát cắm hương nên lưu ý không được xê dịch mà chỉ được dùng khăn ướt vắt ráo để lau. Khi dọn chân hương, gia chủ nên rút từng cây cho đến khi còn lại khoảng 9 cây chân hương đẹp thì dừng lại. Số chân hương rút bỏ phải được hóa vàng và mang rải ở sông, suối không được vứt lung tung.
Chổi, khăn dùng để lau dọn bàn thờ phải được dùng riêng
Chổi và khăn khi dùng để lau dọn bàn thờ phải được chuẩn bị riêng, không chung đụng. Bởi bàn thờ là nơi thiêng liêng, phải tránh uế tạp.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo