Hiện tượng này sẽ xảy ra trong thời gian buổi sáng trước khi Mặt Trời mọc ở phía Tây Bắc Mỹ và các đảo thuộc khu vực phía Đông Thái Bình Dương.
Một siêu Mặt Trăng sẽ xảy ra vì quỹ đạo hình quả trứng kỳ lạ của Mặt Trăng. Một phần của quỹ đạo được gọi là cận điểm, khoảng 30.000 dặm đến gần Trái Đất hơn trong giai đoạn đỉnh cao, hoặc cách xa nhất. Và nếu quỹ đạo của dòng Trăng trùng với quỹ đạo của Mặt trời và Trái Đất, nó gây ra một hiệu ứng gọi là cận điểm – có nghĩa là Mặt Trăng xuất hiện lớn hơn nhiều trên bầu trời và được gọi là một siêu Mặt Trăng.
Đây là cơ hội giúp người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng được gọi là “siêu Mặt Trăng” này. Ở thời điểm xuất hiện, Mặt Trăng có kích thước to hơn 14% và sáng hơn so với thông thường.
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ cho hay, tại Việt Nam cũng có thể quan sát được hiện tượng này và trong điều kiện thời tiết tốt thì Mặt Trăng sẽ đẹp và to hơn. Song, hiện tượng này không phải là vấn đề quá đặc biệt.
Giải thích về hiện tượng siêu Mặt Trăng sẽ đồng nghĩa với việc xuất hiện sóng thần, anh Sơn cho biết trên lý thuyết thì thủy triều có thể dâng lên, nhưng không tạo thành sóng thần được.
Còn anh Vũ Thế Hoàng, Chủ tịch Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội thì cho biết, khi Mặt Trăng xảy ra cực điểm thì ở châu Á không xem được (rơi vào khoảng 8 giờ 52 phút, khi đó Mặt Trời đã lên). Tuy nhiên, người yêu thiên văn có thể quan sát vào đêm 14, 15, 16.
Để quan sát các hiện tượng thiên văn vào ban đêm, người xem cần chú ý tới yếu tố thời tiết, ánh sáng và an toàn tại điểm quan sát.
Trên thực tế, siêu Mặt Trăng chủ yếu phụ thuộc vào khái niệm gọi là “ảo giác Trăng” chứ không phải nó thực sự mở rộng. Khi Mặt Trăng treo thấp, gần đường chân trời, người nhìn có thể cảm thấy nó lớn hơn rất nhiều – đó là chi tiết của một ảo ảnh quang học.
Đầu năm 2016, hiện tượng Trăng Máu và siêu Mặt Trăng đã bắt đầu kết hợp. Sự kết hợp này cho ra hình ảnh của Mặt Trăng đỏ hơn và lớn hơn nhiều, và sẽ hiển thị ở Bắc bán cầu vào cuối tuần này.