2017-04-14 06:06:00
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzA0LzE0L3Rob2ktcXVlbi1kYW5nLWxhbS10cmUtb20tdmEta2hvbmctbG9uLWxlbi1kdW9jLW5odW5nLWNoYS1tZS12by10YW0ta2hvbmctaGF5LWJpZXQtMTczODA2LTE2NDUyMnRob2ktcXVlbi1kYW5nLWxhbS10cmUtb20tdmEta2hvbmctbG9uLWxlbi1kdW9jLW5odW5nLWNoYS1tZS12by10YW0ta2hvbmctaGF5LWJpZXQuanBn.webp
Array

Thói quen đang làm trẻ ốm và không lớn lên được nhưng cha mẹ vô tâm không hay biết

Thói quen đang làm trẻ ốm và không lớn lên được nhưng cha mẹ vô tâm không hay biết – hãy giúp con bỏ ngay.
con-1

 

Việc trẻ mút tay có bình thường hay không?

Mút tay là một thói quen thông thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phần lớn các bé từ 0 đến 36 tháng tuổi đều có thói quen mút tay. Các bé rất thích mút ngón tay, bàn tay hoặc các vật như núm vú giả. Dần dần, phần lớn các bé sẽ bỏ thói quen này khi ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi.

Trẻ mút tay có gây ra tác hại gì không?

Mút tay ở trẻ dưới 4 tuổi thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên nếu trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi mà vẫn mút tay quá thường xuyên hoặc trẻ đến 6 tuổi chưa bỏ thói quen mút tay thì trẻ có thể gặp phải các vấn đề về nha khoa và giọng nói.

Việc mút tay quá thường xuyên và kéo dài sẽ khiến cho răng trẻ có thể bị xô lệch hoặc răng bị đẩy ra phía ngoài.


Thông thường nếu bé dừng mút tay đúng lúc, răng bé có thể tự điều chỉnh được nhưng nếu tiếp tục kéo dài, vấn đề nha khoa sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Vấn đề về giọng nói gặp phải có thể là khiến trẻ không phát âm được một số âm như “t,d” hoặc một số âm của tiếng Anh sau này.

Thêm đường vào đồ ăn, thức uống của trẻ

Nhiều phụ huynh có thói quen cho thêm đường hoặc mật ong vào thuốc, sữa để giúp trẻ dễ uống hơn. Bác sĩ Khanh cho rằng đây là một thói quen không tốt bởi lượng đường còn sót lại sau khi dùng chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ sau này. Do vậy, tốt nhất nên hạn chế cho trẻ dùng đồ ngọt, sau khi uống sữa hay dùng thực phẩm chứa đường hãy cho bé uống vài muỗng nước trắng để súc, rửa sạch răng miệng.

Không làm sạch răng sau khi uống sữa ban đêm

Ban đêm sau khi cho bé bú, phụ huynh thường mệt nên không vệ sinh răng miệng cho bé. Điều này có thể gây hại cho răng miệng của trẻ. Ngoài ra, khi bé trong giai đoạn ăn dặm, cha mẹ hoặc ông bà thường mớm thức ăn qua miệng rất dễ truyền vi khuẩn sang cho bé. Các chuyên gia khuyên sau khi trẻ bú bình xong nên súc miệng bằng nước sạch và tuyệt đối không mớm thức ăn cho bé.

Dùng thức ăn nhanh và nước uống có đường, ga

Nền kinh tế càng phát triển, thói quen ăn uống của người dân càng thay đổi theo hướng chuộng thức ăn nhanh và thức uống có đường, ga. Những thực phẩm này bám vào răng miệng mà không được vệ sinh đúng cách sẽ gây lên men, tạo ra axit phá hủy cấu trúc men răng. Về điểm này, bác sĩ khuyên phụ huynh nên cho trẻ ăn cân bằng các thực phẩm và giáo dục nhận thức để bé biết hạn chế dùng những thức ăn không tốt cho răng miệng.

Bài viết mới nhất

Nghệ sĩ Việt Anh tổ chức đêm nhạc với chủ đề “Về nhà – Về giữa thiên nhiên” 

Tác giả của loạt ca khúc nổi tiếng một thời, gắn liền với tên tuổi của Thu Phương, Lam Trường lại...

Liên hoan Võ thuật Quốc tế TPHCM 2024: Sự kiện thu hút sự chú ý của giới võ thuật trong và ngoài nước

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là trung tâm giao lưu văn hóa...

WoMAU làm việc với TP.HCM về công tác tổ chức Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2024

Ngày 6 tháng 11 năm 2024, Phái đoàn Hiệp hội Võ thuật Thế giới (WoMAU) đã có buổi làm việc với...

Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024 Nguyễn Thị Huyền: Tâm huyết cùng những học sinh “cá biệt” tại trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không...

HOÀNG THÙY LINH TRỞ LẠI ĐƯỜNG ĐUA VPOP VỚI ALBUM MỚI

Ngày 1/11, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã chính thức trở lại đường đua âm nhạc Việt với album "Vietnamese Concert The Album", một...