Dạy con quy tắc bàn tay để tránh bị xâm hại
Để giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục, một trong những quy tắc bố mẹ có thể dạy con là quy tắc bàn tay giúp trẻ xác định được mức độ thân thiết với tất cả mọi người.
Những điều cha mẹ dạy con để tránh nguy cơ xâm hại.
Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng gia tăng ở nước ta. Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em , cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục và cứ 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Vì vậy, việc quan tâm, dạy con tự vệ từ sớm là rất cần thiết.
Để giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục, một trong những quy tắc bố mẹ có thể dạy con là quy tắc bàn tay. Bằng việc sử dụng 5 ngón tay, cha mẹ dạy con cách để phân biệt người thân, người quen và người lạ trong giao tiếp, hạn chế khả năng bị xâm hại.
Bài học về cách trẻ tự bảo vệ mình
– Dạy con chính xác tên của các bộ phận trên cơ thể: Trẻ nhỏ thường hay tò mò về các bộ phận trên cơ thể của mình và đôi khi chúng hay tự tìm hiểu. Cha mẹ phải chú ý dạy cho trẻ điều này để chúng tự ý thức được cách bảo vệ bản thân từ những điều đó.
– Giải thích với trẻ những bộ phận kín trên cơ thể được che bởi quần áo lót và không được để lộ ra bên ngoài.
– Hướng dẫn cho trẻ biết rằng, những chỗ kín trên cơ thể không được ai phép ai đụng vào. Khẳng định với con rằng: Cơ thể con là của con, không ai được phép chạm vào.
– Nhắc nhở và giải thích với con rằng, không được chạm vào chỗ kín của người khác ngay cả khi họ cho phép và yêu cầu. Điều này cũng quan trọng như việc không cho phép bất kỳ ai chạm vào chỗ kín của mình.
– Dạy trẻ phản ứng quyết liệt và dứt khoát lại khi có người cố tình xâm hại bản thân mình. Ngay cả khi bị ép buộc và trong những tình huống ngoài ý muốn thì hãy dạy cho trẻ cách cầu cứu những người xung quanh.
– Dạy trẻ biết cách chia sẻ thẳng thắn với người đáng tin tưởng như bố, mẹ khi chẳng may bị người khác lợi dụng đụng chạm, sờ nắn vào các bộ phận kín. Tuyệt đối không được sợ sệt và giấu giếm khi bị xâm hại.
Nhận diện và tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục
– Nhận dạng những hành vi xấu như: ép trẻ uống bia, rượu, hút thuốc, sờ mó, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, rủ trẻ vào chỗ tối…
– Không nói chuyện với người lạ, nên giả vờ như không nghe thấy và đi nhanh sang nơi khác khi người lạ bắt chuyện.
– Không đi theo người lạ, kêu cứu, la hét, phản đối….
– Có thể nói dối để thoát khỏi nguy hiểm.
– Gọi đến số điện thoại của cha mẹ, người thân hoặc điện thoại khẩn cấp như 115, 113…
Bố mẹ cần tránh
– Không để trẻ nhỏ ở nhà, đến nơi công cộng hoặc đi ra chỗ vắng một mình.
– Không cho trẻ ăn mặc hở hang vì dễ gây kích thích sự ham muốn đối với những kẻ có ý xấu.
– Dạy cho con tính tự lập, mạnh mẽ để tránh kẻ xấu (con nhút nhát, tự ti, ít bạn bè thường dễ bị kẻ xấu tấn công).
– Dạy con tránh xa những cám dỗ bởi đồ chơi, bánh kẹo…
– Quan tâm thường xuyên và để ý đến những hành vi phi ngôn ngữ của con để nhận biết những dấu hiệu con bị xâm hại tình dục.
– Lắng nghe tâm sự, những câu chuyện của con, thuyết phục con kể tất cả những gì xảy ra với con trên đường phố giúp con tránh xa những hiểm họa xâm hại tình dục.
Cách xử lý khi con bị xâm hại tình dục
Trong trường hợp con có các biểu hiện bị xâm hại tình dục như: sợ hãi, khóc lóc, hay gặp ác mộng, sống khép mình… thì cha mẹ nên dùng tình cảm, sự yêu thương của mình động viên con nói ra sự thật từ đó giải quyết mọi vấn đề một cách bình tĩnh nhất.
Tùy vào mức độ của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể nói chuyện với con về sự việc đã xảy ra ở mức độ cụ thể nhất định. Không để cho con có cảm giác phải che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.
Đưa trẻ đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.
Sử dụng các liệu pháp tâm lý để chữa trị chấn thương tâm lý cho trẻ. Cha mẹ không nên làm ầm ĩ và quá lên mức độ trầm trọng của việc sẽ khiến cho trẻ xấu hổ và tổn thương hơn.
Không giấu diếm mọi chuyện mà phải tìm cách vạch trần “yêu râu xanh” để tránh gây hại cho những trẻ em khác.