2016-12-23 05:55:00
[]
{"bai-tap-van-dong":"b\u00e0i t\u1eadp v\u1eadn \u0111\u1ed9ng","be-leo-cau-thang":"b\u00e9 leo c\u1ea7u thang","phat-trien-o-tre":"ph\u00e1t tri\u1ec3n \u1edf tr\u1ebb","ren-luyen-o-tre":"r\u00e8n luy\u1ec7n \u1edf tr\u1ebb","tre-6-12-thang-tuoi":"tr\u1ebb 6-12 th\u00e1ng tu\u1ed5i","tre-tap-di":"tr\u1ebb t\u1eadp \u0111i"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzIzL3Zhbi1kb25nLW8tdHJlLXR1LTYtMTItdGhhbmctdHVvaS1uaHUtdGhlLW5hby1kZS1iZS10aG9uZy1taW5oLWtob2UtbWFuaC0wOTAwNTYtMTM0MTIzdmFuLWRvbmctby10cmUtdHUtNi0tMTItdGhhbmctdHVvaS1uaHUtdGhlLW5hby1kZS1iZS10aG9uZy1taW5oLWtob2UtbWFuaC5qcGc.webp
Array

Vận động ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi như thế nào để bé thông minh, khỏe mạnh?

Đây là thời điểm mà các bé thực sự bắt đầu rèn luyện việc giữ thăng bằng với những bước đi đầu tiên bằng sự hỗ trợ của bố mẹ hay vịn tay vào các đồ vật trong gia đình. Vậy vận động ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi như thế nào để bé thông minh, khỏe mạnh?

Vận động ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi như thế nào để bé thông minh, khỏe mạnh?

Các bài tập vận động phù hợp từ giai đoạn sơ sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển não bộ của bé. Những hoạt động vận động trong giai đoạn đầu đời, sẽ là nền tảng tốt cho các hoạt động thể dục thể thao và có tác động tích cực đến kết quả học tập của bé sau này.

Đây là thời điểm mà các bé thực sự bắt đầu rèn luyện việc giữ thăng bằng với những bước đi đầu tiên bằng sự hỗ trợ của bố mẹ hay vịn tay vào các đồ vật trong gia đình. Hãy khuyến khích bằng cách hạn chế thời gian trong nôi, cũi hay trên xe đẩy và loại bỏ hết mọi vật cản để đảm bảo an toàn cho bé.

be-6-12-thang-an-dam

Hãy khuyến khích bé bằng cách hạn chế thời gian trong nôi, cũi hay trên xe đẩy  

Bé từ 6 – 7 tháng tuổi

– Bé có thể nhấc một tay khỏi sàn nhà trong tư thế hít đất và chịu toàn bộ sức nặng cơ thể trên tay còn lại.


– Có thể ngồi một cách vững vàng mà không cần tựa.

– Đủ sức ngóc đầu để quan sát xung quanh khi đang nằm ngửa.

– Biết lật từ ngửa sang sấp (ngược lại thì khó hơn).

– Có thể dùng sức cơ để duỗi thẳng chân mà không còn run rẩy vì thế bé có thể đứng vững khi được bạn nâng đỡ.

– Biết nhún nhẩy bằng cách gập duỗi cổ chân, đầu gối và hông.

Bây giờ bé đã biết lật từ ngửa sang sấp, hãy bày những trò chơi dưới sàn nhà. Đừng sợ rằng vô bổ – bé đang phát triển óc khôi hài và điều đó cũng tốt cho cả bạn. Khi nằm sấp, bé có thể chống đỡ bằng 1 tay, do đó hãy đưa bé món gì đó để bé với lấy bằng tay kia nhằm giúp bé hoàn thiện khả năng giữ thăng bằng và tăng cường sức mạnh cơ bắp hơn nữa.

Bé từ 7 – 8 tháng tuổi

Sự tự lập và quyết đoán của bé chắc hẳn sẽ là động cơ thúc đẩy nhiều thứ, kể cả mong muốn tóm lấy một vật gì ngoài tầm tay. Do đó mà bé:

– Sẽ cố gắng di chuyển đến món đồ chơi cách xa tầm tay – để làm được việc này, bé buộc phải lúc lắc cơ thể tới lui để tạo đà vươn đến món đồ.

– Học được bài học quan trọng về động tác “xuất phát” này – rằng khi đôi tay không thể với tới một vật thì ta dùng cả cơ thể.

– Thích đứng trên đầu gối bạn – chân bé đã đủ sức nâng toàn bộ cơ thể một cách dễ dàng cùng với đầu gối và hông.

Bé từ 8 – 9 tháng tuổi

Bé bắt đầu nhận thấy, biết ngồi là chưa đủ – bé rất muốn vươn người đứng dậy. Cơ bắp của bé đã phát triển đến mức bé:

– Có thể ngồi khá lâu – đến 10 phút mới mệt.

– Có thể chồm tới trước mà không ngã, dù bé chưa thể nghiêng sang bên hay xoay hông.

– Kiên quyết lấy cho được món đồ mà bé muốn – bé sẽ thử dùng nhiều cách để với tới, tuy dễ mất thăng bằng.

– Có thể lăn tròn để ngồi dậy và di chuyển bằng cách này.

– Có thể cố gắng tập bò khi bạn đặt bé nằm sấp và gọi bé tiến về phía bạn; đừng lấy làm lạ khi bé bò thụt lùi – não của bé chưa biết điều khiển chính xác cơ bắp để bò tới hay bò lui nhưng chỉ sau vài tuần bé sẽ biết điều khiển để cơ thể bò về phía trước chứ không bò thụt lùi nữa.

– Có thể vịn thành giường hay ghế để tự đứng lên, nhưng bé sẽ đổ xuống, vì chưa biết giữ thăng bằng hoặc chưa biết phối hợp cơ để chuyển sang tư thế ngồi.

Bé rất muốn đẩy người tới trước. Hãy dời đồ chơi ra xa để bé phải nhích tới để lấy, hoặc ngồi cách xa bé và đưa tay ra gọi bé đến. Bây giờ bé đã ngồi rất vững, hãy ngồi xuống sàn cùng chơi với bé. Khuyến khích bé đứng lên, bằng cách để bàn ghế vừa tầm vịn của bé hoặc bế đứng bé.

Bé từ 9 – 10 tháng tuổi

Bây giờ bé đã thật sự linh hoạt và bé:

– Có thể vịn đứng dậy một cách dễ dàng, tự tin và chắc chắn.

601a1ebetapdivanhungdieukhienb

Bây giờ bé đang tập giữ thăng bằng 

– Bò hay lết bằng mông, dùng tay đẩy tới trước, tuy bụng vẫn còn chạm đất khi bò.

– Có thể bỏ qua giai đoạn bò hay lết, nhưng tự tin và dùng hai tay, hai gối khi ngồi.

– Ham thích khả năng di chuyển của mình – bé sẽ lăn qua lăn lại, ngồi dậy, vịn đứng dậy, rồi lại ngồi xuống.

– Gần như biết chuyển từ tư thế đứng sang ngồi một cách vững chãi.

Bây giờ bé đang tập giữ thăng bằng bởi vì bé:

– Bắt đầu xoay hông để cố gắng vặn người, nhưng còn hơi gượng.

– Có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang ngồi và ngược lại.

– Đã biết ngồi vững.

Bé bò giỏi đến nỗi, nếu bò như bé thì bạn sẽ mệt đứt hơi đấy! Hãy làm một đường hầm và chơi trò bò đua cùng bé trong phòng hoặc ngoài bãi cỏ.

Bé từ 10 – 11 tháng tuổi

Hầu như lúc nào bé cũng cố gắng để đứng thẳng và bé:

– Tập luyện nhiều động tác đi một cách ngập ngừng, do đó khi bé đứng vịn bàn ghế hay có người đỡ, bé sẽ nhấc chân lên như bước đi và giậm chân xuống vài lần.

– Biết bò thành thạo, bụng không còn kéo lê dưới đất.

– Có thể nghiêng sang một bên trong lúc ngồi mà vẫn vững vàng.

– Có thể vặn người ra sau để nhặt đồ mà vẫn giữ được thăng bằng.

– Sẽ đi vòng quanh bàn ghế để đến nơi mà bé muốn, vào khoảng cuối tháng này.

Bây giờ bé đã quen với việc vịn bàn ghế và đi quanh phòng, vì vậy hãy hỗ trợ bé bằng trò rải đồ chơi theo hàng dài, vượt chướng ngại vật, hoặc cầm tay bé để bé tập đi. Hãy mạnh dạn lên!

Bé từ 11 – 12 tháng tuổi

Bé có thể biết đi khi tròn 1 tuổi, nhưng cũng đừng lo nếu đến 18 tháng mà bé vẫn chưa đi được, nhất là khi bé đã biết bò. Trong tháng này, bé:

– Có thể chế ra kiểu bò mới trong đó 2 chân duỗi thẳng như gấu – bé đã sắp biết đi.

– Có thể đứng không cần đỡ trong 1 phút khi bạn bỏ tay ra.

– Có thể bước chập chững đến bạn, khi nghe bạn gọi tên và khuyến khích bé không vịn bàn ghế – bé có thể vượt qua các khoảng trống, nếu bạn đặt bàn ghế cách nhau 1 khoảng và nhờ đó bé tự tin dần.

– Sẽ đi được chỉ cần bạn nắm 1 tay của bé để giúp bé tự tin hơn.

– Đẩy được chiếc xe nôi đi vài bước.

Hãy giúp bé đứng một mình, bằng cách giữ tay bé để bé đứng thẳng, rồi từ từ buông tay bé ra. Tuy nhiên, bạn cần ở sát bên bé để có thể giữ bé kịp thời ngay khi bé ngã! Cho bé đẩy xe nôi và vịn một tay tập đi. Dời bàn ghế mà bé hay vịn ra xa một chút. Chẳng bao lâu bé sẽ biết đi một mình.

Một số vận động ở trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi để bé thông minh, khỏe mạnh

– Đi bộ: Tập đi được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong giai đoạn này. Nếu có thể hãy hỗ trợ bé đứng và đi. Khuyến khích bé tham gia “cuộc hành trình” với việc sắp đặt “chuỗi chướng ngại vật” bằng các vật dụng trong gia đình như: sofa, gối, thú bông… đảm bảo bé sẽ luôn hứng thú để tiếp tục khám phá.

– Leo cầu thang: Đây là một kỹ năng tuyệt vời, nhưng lại có không ít bố mẹ e dè và cố giúp bé tránh xa. Thực ra kỹ năng này lại vô cùng quan trọng cho sự an toàn của trẻ. Hơn thế nữa, hoạt động này còn mang lại cơ hội phát triển khả năng phối hợp hoạt động thể chất cho trẻ.

van-dong-o-tre-tu-6--12-thang-tuoi-nhu-the-nao-de-be-thong-minh-khoe-manh-090056

 Chơi với bóng là một hoạt động phối hợp vận động rất tốt cho trẻ

– Chuyền tay: Trong khoảng tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, bằng việc khuyến khích bé nắm, với và chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác là bạn đã giúp bé phát triển khả năng phối hợp vận động. Hãy khuyến khích bé sử dụng tay không thuận nữa nhé!

– Ngón tay linh hoạt: Kỹ năng này có dấu hiệu thuần thực ở giai đoạn này. Đây cũng là yếu tố tốt, để phát triển khả năng điều khiển cơ tay của bé. Hãy khuyến khích bé sử dụng các ngón tay để lấy đồ chơi trong hộp, sử dụng bút màu, thìa dĩa, thậm chí ăn bằng tay… Còn gì tuyệt hơn khi bạn cũng có thể tận dụng thời gian tắm của bé để vừa giúp bé sử dụng sự linh hoạt của ngón tay với các món đồ chơi mà bé thích.

– Vận động cùng âm nhạc: Việc khuyến khích vận động với âm nhạc là một điều tuyệt diệu trong giai đoạn này. Nó không chỉ giúp bé phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, mà qua đó giúp bé hình thành tư duy phối hợp khi chuyển động cơ thể theo giai điệu.

– Chơi với bóng: Chắc chắn đây một hoạt động phối hợp vận động rất tốt cho trẻ. Bạn cũng có thể tranh thủ giới thiệu về màu sắc, hình dáng, kích cỡ của các loại bóng cho con. Hãy bắt đầu với những hoạt động đơn giản như lăn bóng qua lại, nảy bóng, tung bóng… Rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé ném bóng ngược lại phía mình.

Bài viết mới nhất

Nghệ sĩ Việt Anh tổ chức đêm nhạc với chủ đề “Về nhà – Về giữa thiên nhiên” 

Tác giả của loạt ca khúc nổi tiếng một thời, gắn liền với tên tuổi của Thu Phương, Lam Trường lại...

Liên hoan Võ thuật Quốc tế TPHCM 2024: Sự kiện thu hút sự chú ý của giới võ thuật trong và ngoài nước

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là trung tâm giao lưu văn hóa...

WoMAU làm việc với TP.HCM về công tác tổ chức Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2024

Ngày 6 tháng 11 năm 2024, Phái đoàn Hiệp hội Võ thuật Thế giới (WoMAU) đã có buổi làm việc với...

Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024 Nguyễn Thị Huyền: Tâm huyết cùng những học sinh “cá biệt” tại trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không...

HOÀNG THÙY LINH TRỞ LẠI ĐƯỜNG ĐUA VPOP VỚI ALBUM MỚI

Ngày 1/11, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã chính thức trở lại đường đua âm nhạc Việt với album "Vietnamese Concert The Album", một...