Trang phục
Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
Trang phục đi lễ chùa phải đứng đắn |
Sắm sửa lễ vật
Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
Và thông thường, các chùa ở miền Bắc, ngoài ban thờ Phật ra vẫn có các ban thờ như ban thờ Mẫu, ban thần Ngọc Hoàng, ban thờ Sơn Trang,…để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Vào chùa, dâng cúng bằng những hình thức lễ nghi phẩm vật, mục đích là nhằm biểu lộ tấm lòng thành kính của chúng ta. Tuy đó là hình thức lễ nghi bề ngoài nhưng chúng ta cũng phải giữ gìn cho trang nghiêm tinh khiết.
Lễ hoa quả dâng Phật |
Vậy chúng ta cần phải sắm lễ thế nào mới đúng?
– Lễ chay: Gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (sắm lễ cúng ở chùa – PV). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
– Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
– Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
– Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang – PV)
– Lễ thần Thành Hoàng: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã – PV) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Tất cả các lễ trên đều có thể dâng cúng tại các Đền, Miếu, Phủ, Đình…không nhất thiết là các ban trong trong chùa. Tuy nhiên, phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật, các vị Tôn thần chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.
Vị hoàng đế giết con chỉ để lấy lòng mỹ nhân
(Khám phá) – (Phunutoday) – Người Trung Quốc thường nói “hổ dữ cũng không ăn thịt con”. Nhưng Hán Thành Đế lại giết chính con của mình để vừa lòng mỹ nhân. |
Ý nghĩa thực sự của câu “Kẻ tám lạng, người nửa cân”
(Khám phá) – (Phunutoday) – Chắc chắn bạn đã nghe câu “Kẻ tám lạng, người nửa cân” vậy có bao giờ bạn thắc mắc hơn nhau những 3 lạng sao có thể bằng nhau mà để so sánh được. |