Cách 1
Nguyên liệu:
Cháo hải sản với hương vị thơm ngon là một lựa chọn tốt cho bạn và gia đình khi muốn đổi món. |
1 bát con cơm trắng (bạn có thể tận dụng phần cơm nguội từ bữa trước)
4 cây nấm đông cô khô
50g ngô hạt đã luộc chín
6 con tôm
1 nhánh gừng nhỏ
Vài cọng hẹ
Gia vị: 1/4 muỗng cà phê hạt tiêu trắng; 1/4 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê muối; 1/4 muỗng cà phê thịt gà (hoặc thịt lợn cũng được) băm nhỏ; 1/4 muỗng cà phê dầu mè.
Cách làm:
Nấm ngâm với nước ấm khoảng 2 giờ cho nở. Tôm luộc sơ, lột vỏ, cắt bỏ đầu. Ướp tôm với một chút tiêu, đường và gừng trong khoảng 10 phút rồi thái nhỏ.
Nấm rửa sạch, thái sợi nhỏ.
Đun sôi nồi nước, đổ bát cơm vào rồi khuấy đều, chờ sôi lại rồi vặn nhỏ lửa, đun trong khoảng 25 phút. Thông thường, mọi người hay dùng nước lạnh để nấu cháo, nhưng bạn nên dùng nước nóng bởi dùng nước nóng để nấu thì cháo không chỉ không dính nồi mà còn tiết kiệm thời gian nấu hơn cách nấu thông thường.
Khi hạt cơm nở mềm, hạt hơi dính lại thì đổ nấm vào, nấu trong 5 phút.
Đổ ngô, tôm và gừng vào đảo đều, tiếp tục đun nhỏ lửa. Bạn chớ coi thường sự chuyển đổi lửa to hay nhỏ nhé. Nhớ vặn đúng lửa thì cháo mới ngon.
2 phút sau thêm muối, thịt gà và dầu vừng vào khuấy đều. Khuấy cũng phải có kỹ thuật: Lúc đổ cơm vào thì khuấy vài vòng rồi đậy nắp nồi, cho đến khi chuyển nhỏ lửa, nấu khoảng 10 phút thì khuấy không ngừng cho đến khi cháo sệt lại mới ngừng.
Khuấy đều giúp cháo keo lại, từng hạt cháo trông no tròn và dẻo hơn đấy!
Chia sẻ kinh nghiệm:
Nấm cần phải ngâm bằng nước ấm để nở hoàn toàn. Nếu không đủ thời gian nấm không kịp nở lại có mùi hôi.
Ướp tôm trước sẽ làm cho tôm ngon và đậm đà hơn.
Khi cho gạo vào nồi, bạn nên nấu trên lửa nhỏ và không đậy nắp để tránh tràn.
Cháo hải sản với hương vị thơm ngon là một lựa chọn tốt cho bạn và gia đình khi muốn đổi món. Không chỉ vậy, món cháo còn là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt cho thai phụ và các bé đấy!
Những người không nên ăn hải sản
1. Người bị dị ứng
Những người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ) không nên ăn tôm.
2. Người rối loạn tiêu hóa
Theo SKĐS, cua không nên dùng cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát), người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua.
3. Người bị cảm
Mực dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, sau đẻ thiếu sữa…
Tuy nhiên, không nên dùng cho những người tỳ thận dương hư (tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục). Nên kiêng mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.
4. Người đại tiện lỏng
Ngao là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư (người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ), người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính…
Nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng.
5. Người mắc bệnh da liễu
Hàu rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu.
Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.
6. Người có tỳ vị hư hàn
Sứa là thực phẩm thích hợp cho những người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp, trúng độc không rõ nguyên nhân… Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn thì không nên dùng.
7. Những người bị bệnh gout hay viêm khớp
Các món ăn từ hải sản cũng là những thực đơn “kiêng kỵ” đối với những người bị bệnh gout, bệnh viêm khớp do tăng axit uric trong máu và gây lắng động các thể purin ở khớp (thường ở ngón chân cái).
Đây là căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” do chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu. Người thừa cân, béo phì nguy cơ bị gout cũng rất cao.
Cách nấu xôi gấc ngon bằng nồi cơm điện khiến cả nhà mê
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cách nấu xôi gấc ngon bằng nồi cơm điện không phức tạp như nhiều người nghĩ. Cùng xem các bước thực hiện đơn giản dưới đây bạn nhé. |