1. Bim bim
Trong bim bim chứa khá chiều chất gây ung thư acrylamide. Chất này có trong một số nguyên liệu có lượng lớn carbohydrates và phát tác khi thực phẩm bị làm nóng trên 120 độ.
Do đó, trẻ ăn bim bim quá thường xuyên và liên tục sẽ gây hại cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các chứng ung thư.
2. Xúc xích
Các loại thịt chế biến kiểu xúc xích, thịt xông khói có chứa một thành phần gây ung thư được gọi là tiền thân của natri nitrit. |
Các loại thịt chế biến kiểu xúc xích, thịt xông khói có chứa một thành phần gây ung thư được gọi là tiền thân của natri nitrit. Theo một nghiên cứu của đại học Hawaii trên gần 200.000 người trong vòng bảy năm qua, những người tiêu thụ các loại thịt chế biến nhất (xúc xích và các loại thịt tương tự) có 67 phần trăm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy hơn những người tiêu thụ sản phẩm thịt ít hoặc không có.
3. Cà chua
Để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả rất nguy hiểm khi cho con ăn. Chính vì vậy mẹ nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho con thì sẽ an toàn hơn.
4. Cần tây
Trung bình, có tới 64 loại chất độc khó có thể được rửa trôi ở bất cứ bó cần tây nào. Về cơ bản, rễ cần tây hấp thu cực tốt chất lỏng từ lòng đất, nhưng cũng thông qua cơ chế đó, các độc tố cũng dễ dàng được đưa vào thân rau, và sẽ đi thẳng vào cơ thể khi trẻ ăn. Mẹ nên hạn chế cho con ăn loại rau này
5. Đậu phụ
Đậu phụ giàu protein, canxi, rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại có quá nhiều “tiếng xấu” trong việc được làm từ thạch cao xây dựng, bột chua….Nếu không tìm được nguồn bán đậu phụ sạch,
6. Táo
Táo là một trong những siêu hoa quả hàng rất tốt cho sức khỏe và trí não trẻ sơ sinh. Vậy nhưng thuốc trừ sâu phun trong quá trình trồng cực kì dễ bám vào vỏ táo và có thể ngấm sâu vào phẩn ruột táo bên trong. Nếu muốn cho con ăn táo, mẹ hãy rửa táo thật kĩ lưỡng và nhớ gọt vỏ tương đối sâu trước khi ăn để giảm thiểu tối đa việc nhiễm độc cho cơ thể trẻ.
7. Khoai tây
Ngay từ giai đoạn thúc mầm, khoai tây đã được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm.
Phần đất xung quanh nơi trồng khoai cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi. Mẹ nên lưu ý chọn mua.
8. Khoai tây chiên
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với acrylamide làm tăng nguy cơ một số loại ung thư, tổn thương thần kinh và các hiệu ứng độc thần kinh khác. Hoá chất acrylamide này hình thành trong nhiều loại thực phẩm khi chúng được làm nóng trên 120 độ C. Tuy nhiên chúng hình thành trong khoai tây chiên là nhiều nhất.
Chất gây ung thư acrylamide có trong khoai tây chiên thậm chí cao gấp 1,5 lần so với hàm lượng có trong bim bim. |
Chất gây ung thư acrylamide có trong khoai tây chiên thậm chí cao gấp 1,5 lần so với hàm lượng có trong bim bim. Dù là khoai tây chiên ở nhà hay ở ngoài cửa hàng ăn uống đều có chứa chất này. Nên hạn chế tối đa lượng sử dụng và tần suất cho con ăn loại thực phẩm này.
9. Bánh ngọt
Phần lớn nguyên liệu làm bánh ngọt đều chế biến từ bột lúa mạch. Khi nướng ở nhiệt độ cao, sản sinh ra chất gây ung thư tương tự như trong bim bim hay khoai tây chiên. Hơn nữa, bánh ngọt cũng chứa rất nhiều đường tinh chế – loại đường có xu hướng làm tăng vọt mức insulin và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, đối với những loại bánh ngọt nướng ở nhiệt độ thấp, ít đường lại không xảy ra tình trạng này. Tốt nhất chị em nên hạn chế tần suất cho con ăn bánh ngọt, vừa tránh béo phì lại giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
10. Miến, bún, bánh phở
Đổi vị cho con bằng miến, bún, bánh phờ là điều rất nên làm. Tuy nhiên khi nhìn các loại thực phẩm này có mầu trong hơn bình thường là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Nếu miến, bún, bánh phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản (chủ yếu là foocmol) khi chế biến. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể cho con ăn các loại bún, bánh phở khô bán trong siêu thị hoặc tự làm bún, bánh phở cho con.
11. Đào
Có vẻ lạ lùng, nhưng đào tươi không phải là lựa chọn khỏe mạnh giành cho trẻ sơ sinh. Loại quả ngọt ngào chỉ đứng sau cần tây về mức độ các chất độc khó rửa trôi bám trên vỏ.
12. Giá đỗ
Giá đỗ là một trong những thực phẩm xếp hạng “không an toàn” bậc nhất. Khi mẹ chọn mua, nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ. Những loại giá đỗ này, mặc dù chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng lại rất hấp dẫn người tiêu dùng.
13. Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất thế giới. Một số người còn đùa vui rằng dâu tây tự bản thân chúng đã có thể làm thuốc trừ sâu, bởi mức độ độc hại của nó đến… sâu cũng không chịu nổi. Muốn cho trẻ sơ sinh ăn dâu tây? Có lẽ mẹ nên nghĩ lại
14. Lê
Giống như táo, lê là một trong số loại trái cây phải được phun thuốc trừ sâu liên tục để bảo vệ chúng thoát khỏi vô số các loại côn trùng.
Lớp vỏ mỏng manh không có nhiều tác dụng ngăn chặn các hóa chất thấm vào ruột quả. Chính vì vậy, lê khá độc với trẻ sơ sinh
15. Tôm khô
Vì lợi nhuận nhiều gian thương cũng đã tẩm phẩm mầu có chứa hóa chất “biến” tôm thối thành tôm khô bắt mắt, thu hút người mua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để ngọt nước nấu cháo cho con, mẹ nên dùng đầu tôm, vỏ tôm hơn là ninh nước tôm khô.
16. Mực đông lạnh
Nhiều chị em nội chợ mong muốn mua được món mực tươi ngon về cải thiện bữa ăn cho con mà không biết rằng người bán hàng đã phù phép mực ôi thối sau khi ngâm hóa chất công nghiệp sẽ bị “bào mòn” một nửa, từ màu đen xám và bốc mùi, mực trở nên trắng, giòn trước khi đưa ra thị trường. Xét về các loại hải sản, mẹ nên chọn mua hải sản tươi cho con là tốt nhất.
17. Nho
Một quả nho duy nhất cũng có thể cho kết quả dương tính với 15 loại hóa chất khác nhau. Mà nho thì đâu mẹ nào chỉ cho con ăn một quả?
18. Thạch
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ với nguyên nhân không ngờ: bị hóc thạch. Khi bị hóc, viên thạch sẽ vướng ở cuống họng gây khó thở, thậm chí không thở được gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi trẻ bị hóc thạch, cha mẹ nên thực hiện sơ cứu ngay lập tức để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong thạch có nhiều hóa chất độc hại bạn nên hạn chế cho con ăn.
19. Kẹo cao su
Trong kẹo cao su chứa chất làm ngọt sorbitol cực kỳ nguy hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Hơn nữa, nếu chẳng may trẻ nuốt cả bã kẹo thì sẽ rất nguy hiểm.
20.Thực phẩm lạ Trung Quốc
Chỉ cần 500 đến 2.000 đồng là trẻ có thể mua được một gói quà thực phẩm “lạ”, bao bì chằng chịt tiếng Trung, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào cho thấy là hàng được kiểm soát, chất lượng ra sao… Các mẹ tuyệt đối không được cho con mình ăn các thực phẩm này.
21. Măng
Hiện nay, không chỉ với măng khô mà măng tươi cũng được một số cơ sở sản xuất dùng hóa chất trong quá trình xử lý. Việc này giúp cho măng được tươi lâu, có màu sắc tươi ngon, đẹp mắt. Kể cả đối với măng không tẩm ướp hóa chất thì trong măng tươi cũng có chứa hàm lượng cyanide rất cao. Khi ăn, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit HCN, là một chất cực độc với cơ thể. Trẻ em, người già là đối tượng dễ nhạy cảm với độc tính của măng.
Mẹ có thể khử độc măng tươi bằng cách rửa bằng nước sạch nhiều lần, luộc thật chín, sau đó tiếp tục rửa lại bằng nước sạch để giảm bớt độc tố trong măng. Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài và những măng tre có màu bất thường hoặc có mùi lạ thì nên loại bỏ vì đây là dấu hiệu của măng ngâm hóa chất.
22. Giò, chả
Giò chả là món ăn phổ biến của người dân Việt Nam đặc biệt các em nhỏ rất thích. Tuy nhiên, món ăn này vốn hay mang “tiếng xấu” là chứa nhiều hàn the hoặc các loại phụ gia, hóa chất độc hại khác mà người sản xuất thường cho vào để tạo độ giòn, dai và kéo dài thời gian sử dụng của giò, chả. Vì thế, việc tìm nguồn bán giò, chả sạch, không hóa chất là điều vô cùng quan trọng để cả gia đình có thể yên tâm.
Sinh xong vội làm những điều sau sẽ hối hận cả đời
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Sản phụ sau sinh vẫn cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh làm việc nặng và nhất định không vội làm những điều sau. |