Năm đầu tiên là thời gian trẻ phát triển nhanh nhất với một loạt những thay đổi dễ nhận thấy. Từ nụ cười đầu tiên, những tiếng ê a đầu tiên và bắt đầu tập gọi “ba” và “mẹ”. Các bé rất thích nói chuyện bằng ngôn ngữ của mình, và luôn hy vọng sẽ gặp được người nói chuyện bằng “ngôn ngữ của chúng”.
Trong năm đầu tiên, bạn có thể làm rất nhiều điều để khuyến khích bé nói và giao tiếp nhiều hơn. Điều này không hề khó chút nào. Bạn chỉ cần mỉm cười, nói chuyện, hát và đọc truyện cho bé nghe thôi.
Nhưng tại sao lại cần phải giao tiếp với bé? Bởi vì kỹ năng nói và ngôn ngữ trong giai đoạn đầu đời liên quan trực tiếp đến việc phát triển kỹ năng đọc, viết và giao tiếp sau này.
Mỉm cười và chú ý tới bé nhiều hơn nữa
Trước khi các bé nói sõi, bé vẫn có thể hiểu được cơ bản ý nghĩa những điều bố mẹ, người lớn nói với bé. Bé cảm nhận được qua ngữ điệu nói, sự biểu lộ trên nét mặt. Bởi vậy hãy khuyến khích bé giao tiếp với bạn bằng cách chú ý những điều sau:
Thường xuyên mỉm cười với bé, đặc biệt là khi bé đang ê a muốn nói chuyện. |
– Thường xuyên mỉm cười với bé, đặc biệt là khi bé đang ê a muốn nói chuyện.
– Hãy nhìn bé khi bé đang bập bẹ nói hay đang cười, đừng nhìn ra chỗ khác hay cố nói chuyện với một người nào đó khác không phải bé.
– Hãy kiên nhẫn và cố gắng hiểu ngôn ngữ bi bô của bé, hay những biểu cảm trên gương mặt để đoán xem bé đang buồn bực hay đang vui vẻ.
– Dành thời gian chú ý, quan tâm tới bé nhiều hơn nữa, vì bé có thể đang muốn nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ của bé, kể cả khi bạn đang bận rộn với những công việc khác.
Hãy bắt chước chúng
Nên giao tiếp hai chiều với bé. Bằng cách cố gắng bắt chước bé, bạn sẽ cho bé biết được rằng bạn đang cảm thấy gì và việc cố gắng giao tiếp của bé rất quan trọng với bạn.
– Bắt chước các âm ê a của bé, sau đó đợi bé trả lời với những âm khác, sau đó lại bắt chước lại âm bé vừa nói ra.
– Hãy cố gắng hết sức trả lời bé, mặc dù bạn không hề hiểu bé đang nói gì
– Giao tiếp với bé nhiều hơn bằng cách mỉm cười và bắt chước cả cử chỉ lẫn nét mặt bé
Thường xuyên nói chuyện với bé
Các bé rất thích nghe bạn nói chuyện, chúng càng thích thú hơn nữa khi bạn nói giọng trầm ấm và vui vẻ. Các bé học nói bằng việc bắt chước những âm thanh mà chúng nghe thấy. Bởi vậy bạn càng nói chuyện nhiều với chúng, thì chúng sẽ học được kỹ năng nói và ngôn ngữ càng nhanh.
– Hãy nhớ rằng nói chuyện bằng ngôn ngữ của bé sẽ không cản trở việc bé học ngôn ngữ của người lớn sau này.
– Giúp kỹ năng nghe của bé phát triển nhanh hơn bằng cách nói chuyện thường xuyên với bé hàng ngày và tham gia những hoạt động chỉ có bạn và bé. Nói chuyện với bé khi bạn đang cho bé ăn, mặc đồ hay tắm cho bé. Như thế bé có thể biết cách liên tưởng ngôn ngữ với mọi hoạt động và đồ vật hàng ngày.
– Lặp lại những từ đơn giản như “mẹ” và “ba” thường xuyên và rõ ràng, để bé có thể nhận biết những âm thanh quen thuộc và hiểu những từ này có ý gì.
Trẻ học cách nói chuyện như nào?
Ba mẹ thường không rõ về các mốc thời gian các bé học nói như nào. Nhưng các mốc này tuỳ thuộc vào từng bé vì có bé có thể nói vài từ khi được 12 tháng tuổi, nhưng một số khác lại chờ đến 18 tháng mới nói được.
– Từ 1 đến 3 tháng tuổi: Các bé rất thích nghe giọng của bạn. Bé có thể cười, chăm chú nhìn bạn, hay hào hứng vẫy tay chân khi bạn nói chuyện hay hát cho bé nghe. Các bé thường bắt đầu ê a từ tháng thứ 2
– Đừng lo đọc sách cho bé trong thời gian này là sớm quá. Đọc sách cho bé thời gian này sẽ giúp bé phát triển trí não. Nhiều bé trở nên ngoan hơn khi nghe nhạc, hay bắt đầu nhận ra bài hát yêu thích bằng cách cười hay khua khoắng tay chân
– Từ 4 đến 7 tháng tuổi: Các bé bây giờ đã nhận ra cách giao tiếp của chúng có thể thu hút được bố mẹ. Chúng ê a nhiều hơn và nhìn phản ứng của bố mẹ. Chúng nhận biết được nhiều từ và âm điệu hơn. Chúng cũng bắt đầu nâng hay hạ thấp giọng ê a như người lớn khi chúng muốn hỏi hay muốn nhấn mạnh điều gì đó.
Khi bạn cho bé biết những từ ngắn đơn giản như “bóng” “cốc”, hãy cầm đồ vật bạn đang nói tới để bé biết và nhận diện. Hãy đọc những cuốn sách màu sắc cho bé. Chỉ vào hình ảnh, và gọi tên những thứ đơn giản để bé phát triển khả năng nói và đọc tốt hơn. Hãy cố tập dùng những từ ngắn và sau đó dừng lại. Điều này sẽ giúp bé phản ứng lại với ngôn ngữ của bé và khuyến khích bé tương tác lại các cuộc hội thoại, điều này rất cần thiết cho người lớn.
– Từ 8 đến 12 tháng tuổi: Niềm hạnh phúc lớn nhất của ba mẹ là nghe bé nói “mẹ” hay “bà” lần đầu tiên. Nhưng vài lần đầu có thể chỉ là vô tình hay bạn nghe nhầm. Vì ở tuổi này chủ yếu các bé chỉ biết ê a những âm thanh như “ba-ba”, “ga-ga”.
– Mỉm cười và nhìn bé, sau đó tiếp tục nhắc lại những từ đơn giản hàng ngày. Điều này sẽ giúp não bé lưu trữ âm thanh và ý nghĩa của từ đó. Ở tuổi này bé chỉ thích nói chuyện với bạn. Các bé còn thích chơi trò chơi và những bài hát cho trẻ nhỏ.
Hãy tìm đến bác sỹ nhi, nếu như…
– Trong suốt năm đầu tiên, bé chỉ trả lời bạn bằn những tiếng ê a của trẻ và bắt đầu bi bô lại. Các bé sẽ bắt đầu trả lời với “không” nếu ai đó hỏi tên, và đơn giản như “lại đây nào”
– Người xưa có câu “cẩn tắc vô áy náy”, bởi vậy, khi phát hiện có dấu hiệu gì bất thường về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, hãy tìm đến bác sĩ nhi. Hãy nhớ rằng bé luôn thích nghe giọng nói của bạn, cho nên đừng ngại ngần, xấu hổ khi một người lớn như bạn bắt chước giọng bé, đừng nghĩ mọi người sẽ cho bạn là “ngu ngốc”.
Những lỗi “sai bét” của mẹ khi tắm cho bé sơ sinh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹ cần tránh những lỗi thường gặp khi tắm cho trẻ sơ sinh sau, tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra. |