Rất nhiều ông bố bà mẹ không biết rằng, việc bế ẵm, ôm ấp con trẻ có ý nghĩa quan trọng như thế nào đến sự phát triển của trẻ. Ngay từ khi chào đời, ngoài việc được bú sữa mẹ, thì cái bé cần hơn cả là được da tiếp da và được hưởng trọn sự ấm áp yêu thương trong vòng tay của bố mẹ. Cũng dễ hiểu thôi, bởi khi còn ở trong tử cung, bé cũng được bao bọc và nhận được cảm giác an toàn đến thế.
Ôm ấp bé mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe và sự phát triển não bộ của bé. Bé có cơ hội phát triển ý thức về sự bảo vệ, về sự yêu thương. Cái ôm của bố mẹ dành cho bé giúp bé xoa dịu tinh thần, cân bằng cảm xúc, đem lại sự tự tin, yên tâm cho bé. Ngoài ra cái ôm còn là một liệu pháp trị bệnh hoàn hảo, mà cho đến bây giờ khoa học vẫn không thể chứng minh rõ ràng. Rất nhiều trường hợp trẻ sinh non hoặc trẻ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đã hồi phục một cách ngoạn mục sau khi được bố mẹ ôm ấp hoặc cho da tiếp da nhiều giờ.
Nếu mẹ ít sữa, mẹ có thể kích sữa hoặc cho con bú thêm sữa công thức. Nếu lỡ con sinh ra đường tiêu hóa kém, qua điều trị dần dần tình hình cũng khá hơn. Tất cả những vấn đề sau sinh đều có thể giải quyết được. Nhưng nếu người mẹ bỏ bẵng và không coi trọng việc bế ẵm con, thì đó mới là điều đáng sợ và nguy hiểm nhất. Ngoài những kiến thức chăm trẻ nói chung, thì người sắp làm mẹ cũng cần ghi nhớ 5 thời điểm nhất thiết phải bế con lên ngay lập tức. Đừng chậm trễ nếu không mẹ sẽ hối hận lắm đấy.
1. Ngay sau khi bé chào đời
Rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, trường đại học uy tín cho thấy trong 4 giờ sau sinh, bé cần được mẹ ôm ấp, bế ẵm ngay. Điều này có thể làm giảm phản ứng căng thẳng của bé, hạn chế khóc, hỗ trợ bé ngủ sâu giấc hơn và có lợi cho sự phát triển chung của trẻ. Đối với những mẹ phải sinh mổ, sau thời gian nằm phòng hậu phẫu, nên ôm con ngay khi được gặp con. Trẻ dễ mắc các vấn đề về tâm lý và hành vi nếu không được nhận hơi ấm của mẹ ngay sau khi chào đời.
Rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, trường đại học uy tín cho thấy trong 4 giờ sau sinh, bé cần được mẹ ôm ấp, bế ẵm ngay. |
2. Khóc
Khóc là bản năng của con người. Đằng sau tiếng khóc nghe nhức đầu ấy có thể là do bé đang sợ hãi, tâm lý không ổn định, bé đói, bé đau, bé khó chịu. Bé chưa thể dùng ngôn ngữ giao tiếp với mẹ, và tiếng khóc chính là cách duy nhất để bé biểu thị mong muốn của mình.
Nhiều bố mẹ cho rằng cứ để bé khóc chán thì thôi, như thế bé sẽ được rèn luyện tính tự lập, mạnh mẽ. Nhưng thực tế, để bé khóc mà không đáp ứng hoặc không bế bé lên ngay sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm lý của bé. Bé dễ trở nên nhút nhát, không dám nói lên chính kiến, hay lo sợ sau này.
3. Khi vừa ngủ dậy
Khi vừa ngủ dậy, bé sẽ mở mắt và nhận ra môi trường xung quanh không phải là trong tử cung thân thuộc của mẹ nữa. Mọi thứ đều lạ lẫm với bé. Ngay khi bé chưa kịp sợ hãi, mẹ hãy bế bé lên và nói chuyện với bé. Việc này giúp bé luôn có cảm giác an toàn và được bảo vệ. Như vậy sau đó bé sẽ bú tốt hơn và ngủ cũng sâu giấc hơn.
4. Khi bé lo lắng
Bất cứ khi nào bé phát ra âm thanh lạ tai, bé biểu thị sự lo lắng, bé bị giật mình, bị ngã đau, bố mẹ cũng cần bế và ôm bé vào lòng ngay. Lập tức bé sẽ trấn tĩnh lại và coi như không có chuyện gì xảy ra.
5. Khi gặp người lạ
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ 6 tháng tuổi cần được bố mẹ ôm ngay khi bé biểu lộ sự e ngại và sợ hãi với những người lạ. Nếu không được bế ẵm ngay, mà bố mẹ cứ để bé sợ như vậy hoặc cố bắt trẻ làm quen với người lạ thì sau này dễ hình thành tính cách hay nghi ngờ người khác.
7 điều không nên làm với trẻ sơ sinh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Sau đây là 7 điều không bao giờ được làm với trẻ sơ sinh mẹ nên nhớ. |