Thăm dò phản ứng của bé
Nếu con chưa quen uống nước bằng cốc, mẹ có thể dùng chén để thay thế và thăm dò phản ứng của con.
Có thể con không thích uống nước bằng cốc vì lý do nước quá nhạt nhẽo. Các mẹ có thể dùng nước cam hay pha một chút mật ong với nước để “đánh lừa” vị giác của trẻ. Có một điều cần lưu ý rằng, nước trong cốc luôn được thay mới để đảm bảo sức khỏe cho con.
Để bé tự chọn chiếc cốc mình yêu thích
Để con có hứng thú muốn uống nước bằng cốc thì tốt nhất là các mẹ nên để bé tự chọn cốc uống nước theo sở thích riêng của bản thân. |
Để con có hứng thú muốn uống nước bằng cốc thì tốt nhất là các mẹ nên để bé tự chọn cốc uống nước theo sở thích riêng của bản thân. Hãy đưa con cùng đi siêu thị và cho con tự ý lựa chọn chiếc cốc của mình. Hàng ngày, các mẹ hãy đặt chiếc cốc có chút nước lọc ở một nơi con dễ với tới. Con sẽ tự động lấy cốc của mình và uống nước theo thói quen.
Chọn thời điểm thích hợp
Một điều quan trọng trong việc dạy con tập uống nước bằng cốc, đó chính là thời điểm cho con uống nước. Nếu mẹ để con uống nước vào lúc bé không thấy khát thì dù có ép mấy con cũng không chịu. Hãy chú ý quan sát xem khi nào con khát và cho con uống. Lúc đó con sẽ cảm thấy nước thật ngon và hào hứng hơn với việc uống nước bằng cốc.
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều những chiếc cốc cho trẻ tập uống nước, các mẹ có thể mua về và cho con dùng những chiếc cốc đó hàng ngày. Tuy nhiên, khi lựa chọn cốc cho con, mẹ hãy chú ý tới vấn đề an toàn để con không bị nhiễm độc hay uống nước trong những chiếc cốc không được đảm bảo.
Trong trường hợp con kiên quyết không muốn uống bằng cốc, các mẹ có thể dùng thìa bón cho con chứ không nên vội vàng đưa bình để con bú.
Tuyệt đối không nên ép buộc con uống nước bằng cốc. Hãy để con cảm thấy hứng thú với chiếc cốc chứ không nên dùng các “biện pháp mạnh” với con.
Những gì không nên khi dạy con cách uống nước bằng cốc
Dùng cốc tập uống giống như việc thích một miếng bánh ngọt, nhưng có một số cạm bẫy bàn cần phải tránh:
– Không bao giờ để con bạn mang cốc nước hoa quả hay sữa đi ngủ. Đường sẽ tràn đầy miệng bé và gây sâu răng nghiêm trọng. Không đi chơi cả ngày với một tay cầm cốc đồ uống tương tự, hãy cho bé uống đến hết trong vài giờ.
– Rửa thật sạch cốc (đặc biệt là phần nắp và vòi) sau khi dùng. Đồ uống có thể dễ dàng dính lại các ngóc ngách và vết xước trên cốc và van, dẫn đến sự phát triển của các loại vi khuẩn và mốc. Nếu bạn không thể rửa được, cố gắng súc rửa nó thật kỹ càng. Nếu việc đó cũng không thể, thì hãy đổ hết đồ uống ra và tháo rời cốc ra. Định kỳ kiểm tra xem nắp và van có bị hỏng hay nấm mốc không.
– Đừng cho bé uống sữa bò ở trong cốc tập uống cho đến khi bé đã 1 tuổi. (Sữa bột và sữa mẹ thì được.) Trong khoảng 8 đến 10 tháng tuổi, bé có thể uống các loại nước hoa quả (không thuộc họ cam), nên chờ đến khi bé 1 tuổi mới cho bé uống nước cam. Hãy chọn những loại quả không có tép, vì tép cam và các loại quả thuộc họ cam khác sẽ làm tắc nghẽn van cốc.
– Đừng trông chờ cốc tập uống sẽ là cách thức thần kỳ để cai sữa. Với một số bé cốc tập uống đơn giản chỉ thay thế cho chai sữa và đưa bạn tới một thử thách cai sữa khác. Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ vẫn thấy dễ chấp nhận hơn khi thấy con họ lớn lên với một chiếc cốc chứ không phải là chai sữa trên tay. Và nếu được dùng đúng cách, cốc tập uống sẽ đỡ nguy hại cho răng của con bạn hơn là chai sữa.
– Đừng đổ thêm nước hoa quả hay sữa vào cốc bé trong suốt cả ngày. Nếu con bạn đã uống hết khẩu phần sữa hay nước hoa quả của bé rồi, thì hãy đổ đầy nước vào cốc nếu bé khát.
Sai lầm “chết người” khi dùng dầu ăn ai cũng phải tránh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Dưới đây là những sai lầm hết sức phổ biến khi dùng dầu ăn nhưng có thể bạn chưa biết đó là “sát thủ” gây bệnh cho cả nhà. |