Giống như Tổng thống John F Kennedy, Kick Kennedy chào đời ở Brookline, bang Massachusetts, là con thứ tư của bà Rose và ông Joseph – người sau này làm đại sứ Mỹ tại Anh. Hình ảnh về Kick Kennedy được tái hiện chân thực qua lời kể của một người cùng tên là cô con gái 27 tuổi của ông Robert F Kennedy Jr – cháu của Kick Kennedy.
Kathleen 'Kick' Kennedy tâm sự với tờ New York Post: “Khi tôi còn bé, tôi cứ thắc mắc tại sao mình lại có cái tên buồn cười thế. Thì ra là tôi được đặt tên theo tên bà bác của bố tôi”. Cô học trường hạt Riverdale khi gia đình dọn tới Bronxville, bang New York. Sau đó, Kick được mẹ chuyển tới trường nữ sinh.
Anh trai Joe Jr đưa cô em gái nổi loạn tới đám cưới ở Anh. |
Năm 13 tuổi, Kick được đưa tới Viện nữ tu Sacred Heart ở Greenwich, bang Connecticut, một tòa nhà u ám nằm ở Long Island Sound. Vào viện nữ tu nhưng nơi đây dường như không phù hợp với Kick – một người có sức quyến rũ và không bao giờ thất bại một khi đã muốn gây sự chú ý với người khác giới. Theo bà Lynne McTaggart, tác giả cuốn Kathleen Kennedy: Her Life and Times (Kathleen Kennedy: Cuộc sống và Thời đại) xuất bản năm 1983, Kick thường hẹn hò với bạn bè của các anh trai. Mọi người (trừ mẹ cô) luôn gọi cô con gái này là Kick – cái tên phù hợp hoàn hảo với cá tính sôi nổi, hoạt bát và thông minh của cô.
Sức mạnh của tình yêu
Khi chuyển đến London, Anh năm 1938, “Kick” Kennedy 18 tuổi được giới truyền thông Anh vô cùng quan tâm và ghi nhận mọi hoạt động mà cô tham gia. Không lâu sau khi đến London, “Kick” Kennedy gặp William Cavendish (thường được gọi là Billy) – Hầu tước Hartington – một trong những chàng trai độc thân giàu có nhất và là đối tượng mà nhiều cô gái mến mộ. Hai người dường như là cặp đôi vô cùng phù hợp: trong khi Cavendish trầm ngâm, tế nhị thì Kick lại tràn đầy năng lượng, sôi nổi. Hai người nhận thấy sự hấp dẫn, thu hút của đối phương. Tuy nhiên, giữa họ lại có sự khác biệt rất lớn ảnh hưởng đến chuyện tình yêu của họ.
Cụ thể, gia đình Cavendish theo đạo Tin lành trong khi gia đình Kick theo Công giáo. Chính điều này khiến mẹ của Kick – bà Rose phản đối cuộc tình của con gái với Cavendish.
Khi Cavendish cầu hôn Kick, Hầu tước Hartington đã nhấn mạnh với gia đình người yêu rằng con cái của họ sau này sẽ theo đạo Tin lành. Đối với gia tộc Kennedy, điều này trở thành một sự thách thức. Trong nhật ký, bà Rose đã viết rằng, bà đã “kinh hoàng và đau khổ” khi con gái quyết định kết hôn với Cavendish.
“Kick” và chồng |
Bất chấp sự phản đối của gia đình, Cavendish và Kick tổ chức hôn lễ năm 1944. Trong ngày trọng đại đó, chỉ duy nhất người anh trai Joe Jr. trong gia tộc Kennedy tới tham dự hôn lễ. Những ngày tháng hạnh phúc của Cavendish và Kick chẳng kéo dài được bao lâu.
Sau cuộc đổ bộ D-Day lịch sử ngày 6/6/1944, Cavendish trở về Pháp và tử trận khi làm nhiệm vụ ở Bỉ. Cavendish qua đời sau 4 tháng kết hôn với Kick khiến cô rơi vào bi kịch.
2 năm sau khi chồng mất, Kick rơi vào lưới tình của Peter Fitzwilliam – người đàn ông đã có vợ, ham mê cờ bạc, nghiện rượu nhưng giàu có hơn người chồng quá cố. Đặc biệt, Fitzwilliam cũng là người theo đạo Tin lành.
Khi Fitzwilliam hứa với Kick rằng sẽ bỏ vợ để lấy cô, cô con gái nổi loạn của gia tộc Kennedy đã kể chuyện với mẹ. Lần này, bà Rose vô cùng giận dữ và dọa từ mặt nếu Kick lấy thêm một người Tin lành nữa. Điều này khiến Kick vô cùng buồn rầu.
Vì thế, đến năm 1948, Kick đã cầu xin cha gặp Fitzwilliam ở Paris, Pháp nhằm mong muốn gia đình chấp nhận cuộc hôn nhân của họ. Ông Joseph đồng ý gặp mặt người con gái yêu. Hai ngày trước khi diễn ra cuộc gặp, Fitzwilliam và Kick đi máy bay riêng tới thành phố Cannes nghỉ cuối tuần và dự định gặp ông Joseph trên đường trở về. Tuy nhiên, máy bay của họ không may gặp bão và bị rơi ở phía Bắc dãy núi Ardeche. Kick chết khi mới 28 tuổi cùng với Fitzwilliam, một phi công và hoa tiêu.
Joe Sr là người thân duy nhất trong gia tộc Kennedy tham dự đám tang của Kick. Đám tang của Kick được gia đình của Cavendish tổ chức theo nghi lễ Công giáo và chôn cất cô tại Chatsworth.
“Cái chết của Kick trở thành “một mất mát to lớn” đối với gia tộc Kennedy. Kick là người có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình, đặc biệt là mẹ cô. Ba Rose đã cảm thấy thật kinh khủng, đau đớn khi người con thân thiết, gần gũi nhất với mình qua đời khi khúc mắc trong mối quan hệ của 2 mẹ con chưa được giải quyết. Do vậy, bà không đến đám tang của con gái. Bà cũng không đưa thi thể con gái về quê nhà và chôn cất cô con gái xấu số”, tác giả Leaming viết trong cuốn tiểu sử về Kathleen “Kick” Kennedy.
Kathleen “Kick” Kennedy qua đời trong tai nạn máy bay cùng Peter Fitzwilliam ở Pháp năm 1948. |
Theo người cháu cùng tên, thời đó, con người cần lòng dũng cảm và tinh thần mạnh mẽ để tiếp tục sống khi đối diện với bi kịch. Quyết định của Kick do chính cô đưa ra chứ không phải do cha mẹ hay xã hội chi phối. Tới nay, cô cháu gái Kick vẫn trân quý bức ảnh người họ hàng cùng tên mặc bộ đồng phục Hội Chữ thập đỏ.
Tác giả McTaggart kết luận: “Kick là người nổi loạn duy nhất trong gia đình. Nếu bạn nhìn cả 9 người con của gia đình Kennedy, cô là người duy nhất không đi theo con đường đã được định sẵn”.
Huynh đệ tương tàn, độc chiếm giang sơn của bạo chúa Trung Hoa
(Khám phá) – (Phunutoday) – Kẻ bạo chúa ấy không ai khác chính là Thạch Hổ, sẵn sàng giết vợ để thỏa mãn thú tính, vậy đến anh em cũng sẵn sàng chém giết không ghê tay. |
Thói đời lạ: Hoàng đế cướp cả vợ của thái giám
(Khám phá) – (Phunutoday) – Thái giám lấy vợ nạp thiếp vốn đã nực cười, hoàng đế vô lại, vô xỉ cắm sừng thái giám có lẽ độc nhất vô nhị có mình Vương Diễn. |
Bi kịch cuộc đời của những kỹ nữ nổi tiếng Trung Hoa (P.2)
(Khám phá) – (Phunutoday) – Mỗi người một vẻ, đều là những giai nhân tài sắc vẹn toàn, nhưng “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nên cuộc đời họ chịu nhiều truân chuyên. |
Sự thật về thân phận vợ yêu của Tào Tháo
(Khám phá) – (Phunutoday) – Người phụ nữ xuất thân từ ca kĩ nhưng lại rất mực hiền thục, nết na, thông minh, khiến Tào Tháo vô cùng khâm phục. |