Cho dù nhẫn nại thế nào thì các ông bố, bà mẹ cũng khó tránh những lúc phải “ra tay” đánh đòn con trẻ. Tuy nhiên, cách trừng phạt đòn roi này cần phải cân nhắc và thận trọng để không ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
1. Vì sao phải thận trọng khi đánh đòn trẻ
Trẻ bị trừng phạt về thể xác thường có trí não kém
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian 4 năm đối với 1510 trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 9. Kết quả cho thấy, trong số 806 trẻ từ 2 – 4 tuổi chưa từng bị trừng phạt về thể xác có chỉ số IQ cao hơn 5 điểm so với những đứa trẻ thường xuyên bị đòn roi. Trong số 704 trẻ từ 5 – 9 tuổi thì kết quả này chênh lệch đến 9 điểm.
Các chuyên gia cho biết: “Nhiều bố mẹ động một tý là dùng cách ‘tét mông’ để giáo dục con cái, thói quen này cực kỳ bất lợi cho sức khỏe cơ thể lẫn tâm lý của trẻ”. “Tét mông” sẽ khiến bộ phận xung quanh phần mông của trẻ bị xung huyết, tuần hoàn máu không thông, thậm chí nếu nghiêm trọng còn sinh ra viêm nhiễm, hoại tử. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ của trẻ đang trong thời kỳ phát triển rất phong phú, các khí quan trong cơ thể còn non yếu, một khi bị ngoại thương rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết và tổn thương gan thận, tim mạch, não bộ v.v…
Ngoài ra, có những ông bố, bà mẹ còn có thói quen “nhéo tai” để trừng phạt con, hành vi này cũng có hại không kém đòn roi, có thể làm tổn thương phần mềm, xương sụn và xung huyết tai, gây viêm nhiễm và bệnh tật.
Bạo lực làm tổn thương sức khỏe tâm lý của trẻ
Chuyên gia về bảo vệ sức khỏe trẻ em cho biết: Các biện pháp giáo dục mang tính bạo lực như tét mông, tay v.v… không những gây tổn thương cho cơ thể trẻ mà còn ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe tâm lý của trẻ. Những hình phạt thể xác có thể làm hỏng tình cảm gần gũi thân thiết giữa bố mẹ và con cái, dễ khiến trẻ sinh ra những tâm lý tiêu cực.
Những đứa trẻ có tính cách hướng ngoại nếu bị phạt đòn roi, nhất là kiểu tét mông trẻ không những không thể phát huy tác dụng giáo dục mà còn khiến trẻ sinh ra tâm lý phản nghịch, thậm chí trẻ sẽ bắt chước dùng cách bạo lực để giải quyết vấn đề. Ngược lại, với những trẻ nhút nhát, hướng nội, roi vọt càng khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, trong lòng tăng cảm giác bất an, tủi thân và càng khép kín hơn.
Tét mông trẻ nguy hại hơn bạn lầm tưởng
Với những trẻ nhút nhát, hướng nội, roi vọt càng khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, trong lòng tăng cảm giác bất an, tủi thân và càng khép kín hơn. |
Các tổ chức của não nằm ở trong khoang sọ, xương sọ liên kết với cột sống thông qua khớp chẩm đội. Nếu lúc nóng giận, bố mẹ dùng cách tét mông trẻ quá thô bạo sẽ gây ra ngoại lực mạnh làm tổn thương phần mông trẻ, những kích động này có thể thông qua cột sống truyền đến khớp chẩm đội, có khả năng dẫn đến thay đổi hình dạng chỉnh thể của xương sọ, tổn thương não.
Tét mông bé trai càng nên chú ý hơn
Thông thường, bố mẹ bắt trẻ nằm sấp xuống giường khi bị phạt tét mông, lúc này trẻ sẽ có xu hướng quẫy đạp, kháng cự, có nguy cơ bị thành giường hoặc các vật xung quanh làm tổn thương tinh hoàn, gây xung huyết. Ngoài ra, cho dù tét mông con bằng tay hay “chổi lông gà” thì cũng dẫn đến các cơ phần mông trẻ bị xung huyết, làm tắt nghẽn tuần hoàn máu, thậm chí hoại tử.
Ngoài ra, bé trai thường có lòng tự tôn cao hơn, việc bị đánh đòn, tét mông khiến trẻ bị đả kích và tổn thương tâm lý nghiêm trọng.
2. Làm sao để “đòn roi” khoa học
Cố gắng kiểm soát để không phải vội đánh con
Khi trẻ phạm sai, người lớn trước tiên nên bình tĩnh kiểm soát tốt tâm trạng. Bạn nên nói cho trẻ biết cảm nhận của mình lúc này, cho trẻ hiểu được sự bất mãn của bố mẹ đối với hành vi vừa rồi của trẻ. Chẳng hạn như bạn có thể nói với trẻ: “Tâm trạng của bố/mẹ bây giờ không tố”, “Con như thế làm bố/mẹ không hài lòng”, “Bố/mẹ không thích con vô lễ như vậy”, “Biểu hiện của con làm bố/mẹ rất buồn” v.v… Hãy nói ra cảm giác của bạn, vừa giúp bản thân giữ được bình tĩnh, vừa khiến trẻ nhận ra lỗi của mình ở một mức độ nhất định nhưng không cảm thấy sợ hãi hay muốn phản kháng.
Dùng “hậu quả tự nhiên” trừng phạt trẻ
Trẻ phạm lỗi không cần phải phê bình hay trách mắng quá nhiều. Bạn có thể dùng cách để trẻ tự gánh lấy hậu quả cho hành vi của mình. Chẳng hạn khi trẻ hất đổ sữa thì sau đó sẽ không được uống ly sữa khác, đồng thời còn phải yêu cầu trẻ lau sạch phần sữa vung vãi trên bàn. Cho trẻ chịu trách nhiệm về việc mình làm ở mức độ thích hợp vừa giúp trẻ dễ dàng nhận ra cái sai, có xu hướng cải thiện hơn là cách trừng phạt đòn roi.
Lúc phải đánh đòn trẻ cũng cần giữ đầu óc sáng suốt
Trong trường hợp mọi biện pháp khác không hiệu quả, hay hành vi của trẻ có ảnh hưởng lớn đến an toàn hay sức khỏe của trẻ và người xung quanh, bố mẹ có thể dùng đòn roi để răn dạy. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải giữ tâm thái bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề của trẻ một cách khách quan, không nên đánh đòn trẻ khi tâm trạng quá kích động.
Cho trẻ biết nguyên nhân bị đánh đòn
Bạn cần nghiêm nghị nói rõ nguyên nhân vì sao trẻ bị đánh đòn, lần này là đánh dỗ dành trẻ giúp trẻ hiểu rằng việc đánh đòn cũng khiến bố mẹ rất đau lòng.
Không nên đánh trẻ ở giai đoạn trước 2 tuổi và sau 6 tuổi
Trẻ trước 2 tuổi do trí não phát triển chưa hoàn thiện, thiếu khả năng tự ý thức nên việc đánh đòn trẻ có thể nói là không phát huy được tác dụng răn đe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý khỏe mạnh ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ sau 6 tuổi thường đã có cảm giác tự tôn rất mạnh, bạn nên dùng các biện pháp giáo dục mang tính dạy dỗ, lý luận hơn là đánh mắng.
Dạy con học bơi để bé có thể “tự cứu mình” khi cần
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Bạn có thể giúp con tránh được tai nạn đuối nước bằng cách dạy trẻ những quy tắc an toàn và những kĩ năng bơi cơ bản. |