Thai nhi 5 tuần tuổi như thế nào?
Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, thai đã bắt đầu hình thành mắt, mũi miệng cũng như các mô bì. Nhưng nếu chỉ siêu âm thì liệu mẹ bầu có thể nhận thấy hết được những biến chuyển tích cực của bé yêu. Vậy, các mẹ có muốn biết đến tuần tuổi thứ 5, thai nhi còn có những thay đổi như thế nào nữa?
Thai nhi thay đổi như thế nào ở tuần tuổi thứ 5?
Hệ xương:
Đến tuần thứ 5, các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu rõ dần. Và đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.
Sự phát triển của thai nhi đến tuần thứ 5 của thai kỳ |
Sự phát triển của miệng và lưỡi:
Đến tuần thứ 5, bạn sẽ nhận thấy rõ sự phát của miệng lưỡi cùng với tay và chân. Cho đến lúc này thì tay chân bé trông vẫn giống như những mái chèo vỗ quanh hai bên ngực, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.
Các tế bào não phát triển:
Trong tuần thứ 5 này, phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên không có gì lạ nếu bạn liên tục cảm thấy đói, vì bạn luôn cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.
Tim thai:
Tim bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn, và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé.
Hình thành các tuyến sinh dục:
Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.
Sự phát triển của thận:
Dù thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu. Chúng sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, đóng góp một lượng kha khá chất lỏng vào trong thành phần nước ối bao quanh bé trong suốt 8 tháng tới.
Do sự phát triển của các bé lớn lên từng ngày, bởi vậy mà các mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai nhi lớn lên từng ngày trong bụng đấy nhé.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ bầu
Đã đến tuần thứ 5 của thai kỳ, sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu là hoàn toàn bình thường, từ kích cỡ bụng cho đến tính tình của mẹ bầu đều sẽ bị “biến đổi” do vậy mà mẹ bầu cũng đừng quá hoang mang mà hãy tiếp nhận những sự thay đổi đó một cách từ từ nhé.
+ Xuất hiện những triệu chứng táo bón:
Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai có tác dụng làm thư giãn các cơ sẽ ảnh hưởng lên ruột già và làm nó hoạt động chậm lại.
+ Do mới là sang tháng thứ 2 của thai kỳ, do vậy mà triệu chứng ốm nghén vẫn tiếp tục nhé các mẹ bầu.
+ Cơ địa của bạn có thể sẽ bị nổi nhiều mụn như thể là quay trở lại tuổi dậy thì. Hiện tượng này đơn giản là do ảnh hưởng của các hormone đang tăng nhanh trong cơ thể khi bạn mang thai 5 tuần.
+ Luôn có cảm giác nóng trong.
+ Phần bụng có vẻ “dày” lên mặc dù phải đến sau tuần thứ 12 thì tử cung mới được nâng lên khỏi vùng xương chậu của bạn. Tuy nhiên sự phát triển này còn tùy thuộc vào sự phát triển dựa trên thể trạng của các mẹ bầu nữa nhé.
+ Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Mẹ bầu cần phải làm gì?
Ngoài việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hợp lý thì mẹ bầu cũng cần phải chú ý bổ sung nhiều nguồn vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Tích cực bổ sung một lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Mẹ bầu hãy luôn giữ cho mình một tâm trạng thoải mãi, tránh suy nghĩ thường hay bị stress, nhất là trong thời gian mang thai.
Nếu có chế độ tập luyện, mẹ bầu nên cân nhắc tập những bài tập nhẹ nhàng, tuy nhiên, nếu muốn tập, mẹ bầu cũng nên hỏi trước ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Viêm cổ tử cung có mang thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Vậy có hay không việc mang thai được khi bị bệnh? |
Uống nhiều thuốc tránh thai nguy cơ ung thư cổ tử cung càng cao
(Xã hội) – (Phunutoday) – Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thời gian phụ nữ uống thuốc tránh thai càng dài tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung càng cao. |