Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Nếu như ở những tuần trước, mắt của thai nhi đã hình thành như lại chưa vào đúng vị trí trên khuôn mặt thì đến tuần thứ 11, các mẹ bầu sẽ nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt này. Chúng ta hãy cùng thử xem những sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 11 nào.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 11 của thai kỳ
Kích thước của thai nhi:
Tới tuần này, thai nhi đã dài khoảng 4 cm tính từ đầu tới mông.
Sự phát triển ở phần đầu và xương mặt:
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 11 có những sự thay đổi nào nổi bật? |
Phần đầu của thai nhi lúc này có chiều dài chiếm khoảng 1/3 chiều dài cơ thể. Các xương trên khuôn mặt đã được hình thành tương đối và sẽ sớm hoàn chỉnh trong vài tuần tới. Mí mắt đã hình thành tuy nhiên vẫn còn nhắm lại. Vị giác tiếp tục phát triển trong vùng lưỡi.
Hệ tiêu hóa và cơ quan sinh dục:
Đến tuần thứ 11, ruột của thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển từ dây rốn ra phía phôi. Mặc dù cơ quan sinh dục đã phát triển từ các tuần trước nhưng về hình dạng bên ngoài của bộ phận sinh dục nam và nữ còn tương đối giống nhau do đó giới tính của thai nhi khó có thể xác định được thông qua máy siêu âm.
Sự hình thành của da, mạch máu và nhau thai:
Trong những tuần trước, lớp da mỏng trong suốt bảo vệ phôi thai trong suốt sẽ được thay thế bằng một lớp tế bào dẹt. Đây cũng chính là sự khởi đầu của lớp bề mặt da. Nhau thai cũng tiếp tục phát triển nhanh chóng, đồng thời kích thước và số lượng mạch máu cũng tăng lên.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?
– Mẹ bầu sẽ hay có những triệu chứng như choáng váng hay chóng mặt. Nguyên nhân là do: mạch máu của mẹ sẽ được mở rộng nhằm tăng lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi mà mẹ có thể gặp phải tình trạng huyết áp giảm.
– Hệ thống tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn, thường gây ra chứng khó tiêu hay ợ nóng.
– Thường xuyên đi tiểu nhiều. Nguyên nhân là do các mô xương chậu của mẹ đang bị kéo dài và làm mềm ra bởi các hormone trong thai kỳ, tạo ra áp lực lên bàng quang.
– Xuất hiện những chứng táo bón khi mang thai: Đây chính là cơn ác mộng với các mẹ bầu. Táo bón là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai.
Để phòng ngừa triệu chứng này thì các mẹ nên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, cam, chanh và các cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả tốt trong điều trị táo bón., uống nhiều nước và có chế độ vận động phù hợp.
-Bụng to lên và vùng da quanh rốn sẫm màu hơn.
– Nếu vẫn có những dấu hiệu của triệu chứng buồn nôn thì thay vì ăn 3 bữa một ngày, hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ. Cách này giúp cho bạn không bao giờ bị đói, vì sản phụ được khuyên không nên để bụng đói nhằm ổn định lượng đường trong máu.
Bà bầu có nên ngâm chân không?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Một nghiên cứu cho thấy, khi ngâm chân sẽ giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn, nhưng liệu bà bầu có nên ngâm chân và nó có tác dụng gì? |
Bà bầu uống sữa được không?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Tổ chức USDA gợi ý bà bầu nên uống 3 cốc sữa hoặc các sản phẩm khác làm từ sữa mỗi ngày. |