2016-07-12 14:06:17
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"27-tuan-tuoi":"27 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","su-phat-trien-cua-thai-nhi-27-tuan-tuoi":"s\u1ef1 ph\u00e1t tri\u1ec3n c\u1ee7a thai nhi 27 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","thai-nhi":"thai nhi","thai-nhi-27-tuan-tuoi":"thai nhi 27 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","thai-nhi-27-tuan-tuoi-nhu-the-nao":"Thai nhi 27 tu\u1ea7n tu\u1ed5i nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA3LzEyL3RoYWktbmhpLXR1YW4tdGh1LTI3LW5odS10aGUtbmFvLXBodW51dG9kYXl2bl8xNDY4MzA3MjQ0LTEwMzkwN3RoYWktbmhpLXR1YW4tdGh1LTI3LW5odS10aGUtbmFvLmpwZw==.webp

Thai nhi tuần thứ 27 như thế nào?

Các mẹ liệu có đoán được các bé yêu của mình đang phát triển như thế nào ở tuần thứ 27 của thai kỳ?

Thai nhi ở tuần thứ 27 phát triển như thế nào?

Bé ngày càng đạp mạnh hơn và càng bị kích thích bởi những tiếng động từ bên ngoài. Do vậy mà trong giai đoạn này, các mẹ bầu cũng nên cho bé thư giãn bằng cách nghe nhạc, hát ru hay nói chuyện với con để hai mẹ con thêm gắn kết với nhau đi nào.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 27 của thai kỳ

Kích thước và hình dáng của thai nhi:

Đến thời điểm hiện tại, bé yêu của bạn cân nặng khoảng 875g và dài hơn 36cm khi bước vào tuần thai thứ 27 và chỉ bằng khoảng 1/4 trọng lượng lúc sinh. Quá trình tích tụ mỡ dưới da của bé vẫn đang tiếp diễn và nếu được sinh ra ở thời điểm này trông bé sẽ rất mỏng manh với tứ chi dài.

Hệ hô hấp của bé yêu đang hoàn thiện:

Phải rất lâu nữa thì đường hô hấp của bé mới hoàn chỉnh. Đến lúc này, nó chỉ mới hình thành những cấu trúc nhỏ giống như cây trong đó phế quản và phế nang sẽ tăng dần về số lượng. Hệ hô hấp của bé cần khoảng 8 năm để phát triển hoàn chỉnh nên hiện tại mới chỉ là giai đoạn đầu tiên.


Não bộ:

Mô tả ảnh.
Bé yêu thay đổi như thế nào vào tuần thứ 27 của thay kỳ

Giờ đây, não của bé hoạt động rất tích cực nhờ vào sự phát triển của các mô trong não. Bé ngủ và thức rất đều đặn, biết nhắm mắt và mở mắt thậm chí mút ngón tay của mình.

Phổi:

Tuy phổi vẫn chưa trưởng thành nhưng vẫn có khả năng hoạt động dưới sự hỗ trợ của các thiết bị y tế. Mẹ cũng có thể thấy rằng, bé thường có những chuyển động nhẹ nhàng giống như nấc, giật mình,… Mỗi đợt kéo dài khoảng một vài phút và không hề gây hại cho bé nên mẹ cũng không nên lo lắng mà hãy tận hưởng cảm giác thích thú này.

Đến tuần thứ 27, mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng gì cho thai nhi?

Dinh dưỡng đối với các mẹ bầu trong thời gian mang thai là vô cùng cần thiết. Nhưng mẹ bầu có biết khi đến tuần thứ 27, các mẹ nên bổ sung những nguồn dinh dưỡng nào cho cơ thể hay không?

1. Chất đạm:

Trong quá trình phát triển, thì chất đạm rất cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ.

Đối với 3 cuối thì nhu cầu chất đạm cho phụ nữ mang thai là 70gr/ngày.

2. Chất bột đường – tinh bột:

Đây chính là nguồn cung cấp năng lượng hàng ngày cho cơ thể của mẹ bầu có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau.

3. Canxi:

Canxi sẽ làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Canxi có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.

Mẹ bầu cần khoảng 1500mg canxi/ngày.

4. Chất béo:

Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu). Chất béo rất tốt cho hệ thần kinh. Phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày.

5. Chất sắt:

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan).

6. Nước:

Đối với các mẹ bầu thì nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nếu mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt.

Do vậy mà mẹ bầu nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày – uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn

7. Hãy hạn chế ăn đồ ăn nhanh:

Các mẹ cũng nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở.

+ Những đồ ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối,…

+ Nên chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.

Đặc biệt, trong giai đoạn này các mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ, thai nhi và quá trình sinh nở của bạn.

Thai nhi tuần 19 như thế nào?
Thai nhi tuần 19 như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Thai nhi giờ đã đến tháng thứ 7 của thai kỳ, cơ thể bé đang phát triển một cách toàn diện, vậy bây giờ trông bé như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 18 như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 18 như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, các mẹ có muốn biết thai nhi của các mẹ đang dần lớn lên như thế nào không, chúng ta hãy cùng xem nhé.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...