Thực đơn dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Đến tháng thứ 8 bé cần những dưỡng chất gì luôn là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Những thực đơn dinh dưỡng của bé ở tháng thứ 8 khác gì với những tháng trước. Các mẹ hãy cùng thử xem thực đơn dinh dưỡng mà bé cần được bổ sung trong tháng thứ 8 này là gì nhé.
Bé được 8 tháng tuổi cần thực đơn dinh dưỡng như thế nào?
Theo ý kiến của các chuyên gia thì khi bé được 8 tháng tuổi thì các mẹ vẫn nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa bột bởi vì đây chính là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Bởi các món ăn dặm trong giai đoạn này chỉ đóng vai trò như một món ăn bổ sung chứ không cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể bé.
Đối với trẻ được 8 tháng tuổi, thì các mẹ vẫn nên duy trì:
+ Cho trẻ ăn trái cây, rau xanh và thịt say nhuyễn
+ Nên ăn những món ăn này vừa dễ nuốt, vừa cung cấp cho bé đầy đủ vitamin A, vitamin C, chất xơ, carbohydrate, protein và đạm- những chất dinh dưỡng cần thiết khác.
+ Ngoài ra các mẹ có thể cho bé ăn bột ngũ cốc để bổ sung thêm chất sắt.
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi là gì? |
Các mẹ nên tham khảo những món ăn dặm cho bé dưới đây:
Cháo thịt heo bí đao: cháo/bột gạo, bí đao, thịt heo, dầu ăn, nước mắm,…
Cách chế biến: Hòa thịt đã xay nhuyễn với nước cho tan đều. Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao đã giã nhuyễn vào. Đun đến khi bí mềm thì nhắc xuống và để cho bớt nóng. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, thêm nước mắm (nếu cần) và cho bé thưởng thức.
Cháo thịt heo, nấm rơm:bột gạo, nấm rơm, thịt heo (nạc, băm nhuyễn), dầu ăn,…
Cách chế biến: Cho thịt heo đã băm nhuyễn vào nấu với nước hoặc cháo. Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt. Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
Cháo cá cà rốt: bột gạo, cà rốt(luộc chín, tán nhuyễn):, cá nạc tươi(hấp chín, tán nhuyễn), dầu ăn,…
Cách chế biến: Đổ bột vào nước ấm khuấy đều cho đến khi bột mịn nhuyễn. Trộn cá, cá rốt, nước nắm, dầu ăn vào bột đã pha (hoặc cháo) và cho bé thưởng thức.
Cháo thịt heo cải ngọt: bột gạo, thịt heo (nạc, băm nhuyễn), cải ngọt, dầu ăn, nước mắm,…
Cách chế biến: Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho cải ngọt vào nấu chín mềm, bắc xuống để bớt nóng. Trộn vào cháo hoặc bột, thêm dầu ăn và nước mắm rồi cho bé thưởng thức.
Các mẹ nên lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
+ Mẹ nên cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé.
+ Hãy cho bé ăn thật từ tốn, bắt đầu với lượng thức ăn rất ít và những thực phẩm dễ tiêu, sau đó mới tăng dần số lượng và chất lượng thức ăn.
+ Tiếp tục bú sữa khi ăn dặm, bởi theo ý kiến của các chuyên gia thì sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng nhất của bé trong suốt năm đầu đời vì vậy dù bạn đã tập cho bé ăn dặm thì vẫn nên tiếp tục cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé được cung cấp đầy đủ và cân bằng.
+ Hãy chọn thức ăn phù hợp: Khi cho bé ăn, các mẹ hãy quan sát để biết con bạn thích hay không thích ăn những loại thực phẩm nào để tìm ra thực đơn phù hợp nhất cho bé hay bé có bị dị ứng với loại thức ăn đó do di truyền hay không nhé.
+ Đừng quá khắt khe với bé khi ăn: Khi ăn dặm thì quần áo bé lúc nào cũng lem nhem với các loại nước sốt hay vụn thức ăn rớt xuống thậm chí văng ra cả sàn nhà. Do vậy, trong thời gian này bạn hãy sắm cho bé những bộ quần áo phù hợp để bé mặc mỗi khi ăn.
+ Hãy liên tục đổi thực đơn để bé không bị ngán: Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không.
Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.
+ Bé đi ngoài ra phân khác màu: Khi bạn cho bé ăn dặm bạn đã đưa vào ruột bé những loại thức ăn khác nhau do vậy đừng lo lắng nếu thấy phân của con có những màu sắc hay hình dạng khác thường. Thậm chí bạn sẽ thấy những mẩu thức ăn chưa tiêu hóa được cũng sẽ ra ngoài theo phân của bé nữa đấy nhé.
Mẹ pha sữa sai hại con chậm lớn
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Dưới đây là 6 sai lầm các mẹ thường mắc phải khi pha sữa cho bé. Liệu bạn có đang “dính” một lỗi nào dưới đây? Kiểm tra xem nhé! |
“Ngã ngửa” 6 sai lầm khiến mẹ bị mất sữa
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Dùng thuốc tránh thai, cho bé bú theo lịch hay thậm chí là suy nghĩ căng thẳng cũng có thể khiến mẹ bị cạn nguồn sữa. |