Tỷ lệ mắc ung thư đường tiêu hóa gia tăng trong những năm gần đây. Việc hạn chế một số thói quen ăn uống dưới đây sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh đáng sợ này.
Thói quen sử dụng chung đồ ăn có thể khiến gia đình bạn mắc bệnh |
Thói quen sử dụng chung đồ ăn
Không khó để bắt gặp hình ảnh cả gia đình cũng sử dụng chung một chén nước mắm, chung một đĩa rau mà không hề đổi đầu đũa, bởi lẽ tâm lý người Việt cho rằng cùng là người nhà, người thân quen thì làm sao có thể lây bệnh được. Hay như hình ảnh một đám đông đang cuồng nhiệt hết cỡ với ly bia, cốc rượu trên tay rồi ngần ấy đôi đũa cùng đưa vào nồi lẩu cùng gắp… có thể nói đây chính là những thói quen xấu khiến người Việt đang hàng ngày, hàng giờ đưa vi khuẩn vào cơ thể mình.
Thanh Hương hiện đang là sinh viên trường Văn Hóa, Hà Nội cho biết Hương cùng nhóm bạn của mình thường xuyên tụ tập, mùa nào món ấy vì như mùa đông thì ăn lẩu, mùa hè thì theo các món nhậu của mùa hè, nhưng chả mấy khí có thói quen đổi đầu đũa khi gắp thức ăn, hoặc chuyện 4-5 người cùng chung chén nước chấm là chuyện bình thường. Cô bạn cho rằng mọi người ai chả vậy có thấy bệnh tật gì đâu.
Cũng giống như Hương, Quang Toàn lại là một ví dụ khác là nam giới nên việc lười biếng, chung đụng trong ăn uống là điều thường thấy. Khi được hỏi bạn có biết việc ăn uống chung đũa, chung nước chấm, cả nhóm có tới 10 người cùng đua nhau đưa đũa vào nồi lẩu như vậy, có thấy mất vệ sinh không … thì Toàn lý giải, là nam giới vốn tính đại khái, với lại tập tính bao đời người Việt là thường gắp thức ăn cho nhau để thể hiện sự quan tâm chăm sóc nhau, vậy nên việc chung đụng là bình thường, hơn nữa ra ngoài quán xá làm sao mà theo ý mình được.
Còn chị Hải Huệ một nhân viên văn phòng thì cho rằng việc mọi người cùng cơ quan với nhau, đi ra ngoài nếu ăn cơm đĩa xuất thì không nói chứ đã vào hàng ăn là thường có thói quen gắp thức ăn cho nhau thể hiện sự quan tâm chăm sóc nhau. Tuy nhiên hầu hết mọi người lại không ý thức được rằng chính thói quen có vẻ như yêu thương chăm sóc nhau này lại đang là tác nhân gây lây lan loại vi khuẩn chết người có thể gây ung thư.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nhiễm HP (Helicobacter Pylori) là một trong các nhiễm khuẩn thường gặp ở người. Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Tiêu hóa thế giới năm 2010, tỷ lệ nhiễm HP trung bình toàn cầu là 50%. Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ở người trưởng thành lên đến70%. Đến 90% bệnh nhân viêm dạ dày có sự hiện diện của khuẩn HP. Tỷ lệ này ở nhóm loét dạ dày – tá tràng là 75 đến 85%, từ 80 đến 95% bệnh nhân bị biến chứng thủng do loét dạ dày – tá tràng.
Ăn mặn – Ung thư dạ dày
Là thành phần không thể thiếu trong chế biến thực phẩm hàng ngày, nhưng muối được coi là một ‘đồng phạm’ có thể gây ung thư dạ dày nếu sử dụng không hợp lý. Muối chứa nhiều Nitrat, khi ăn vào dạ dày, Nitrat gặp vi khuẩn biến đổi thành Nitrit, Nitrit phản ứng với các amin cấp 2 hoặc cấp 3 thành Nitrosamin là chất gây ung thư dạ dày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Những người lao động trong môi trường nóng, tăng bài tiết muối trong mồ hôi, trung bình họ đưa lượng muối vào cơ thể thông qua ăn uống là từ 13-38g/ngày. Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều muối nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.
Ăn rau ngót kiểu này là đang tự hại chính gia đình bạn
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Ăn rau ngót kiểu này là đang tự hại chính gia đình bạn – hãy loại bỏ cấp tốc. |
Dự trữ đồ đông lạnh là đang tự hại cả gia đình
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Dự trữ đồ đông lạnh là đang tự hại cả gia đình – hãy chú ý ngay lập tức trước khi mang bệnh vào người. |