2016-07-20 15:55:36
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"cham-soc":"ch\u0103m s\u00f3c","cham-soc-tre-so-sinh-6-tuan-tuoi":"ch\u0103m s\u00f3c tr\u1ebb s\u01a1 sinh 6 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","cham-soc-tre-so-sinh-6-tuan-tuoi-nhu-the-nao":"Ch\u0103m s\u00f3c tr\u1ebb s\u01a1 sinh 6 tu\u1ea7n tu\u1ed5i nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o","tre-so-sinh":"tr\u1ebb s\u01a1 sinh"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA3LzIwL2NoYW0tc29jLXRyZS1zby1zaW5oLTYtdHVhbi10dW9pLXBodW51dG9kYXl2bl8xNDY5MDA1MDI0LTEwNDQxM2NoYW0tc29jLXRyZS1zby1zaW5oLTYtdHVhbi10dW9pLW5odS10aGUtbmFvLmpwZw.webp

Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi như thế nào?

Bé đã bắt đầu sang tháng thứ 2, nhưng rất nhiều bà mẹ thắc mắc không biết chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi như thế nào?

Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi như thế nào?

Khi bé đã dần cứng cáp hơn, mẹ và bé bắt đầu “tám chuyện” nhiều hơn thì khi chăm sóc bé các mẹ nên chú ý những điều đặc biệt gì. Các mẹ hãy cùng thử xem nhé.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi được 6 tuần tuổi

1. Hãy đảm bảo giấc ngủ của bé 6 tuần tuổi

Nếu bé chỉ ngủ những giấc ngắn trong giai đoạn này thì các mẹ cũng đừng quá lo nhé. Bởi ở giai đoạn 6 tuần tuổi, mỗi giấc ngủ của bé thường chỉ khoảng 20 phút. Hãy cố gắng đừng lạm dụng việc ru ngủ, hay đu đưa vỗ về để dỗ bé ngủ, hãy để bé nằm vào nôi và tự ngủ.

Các mẹ cũng nên chú ý đến tư thế nằm ngủ của bé và hãy đảm bảo rằng bé luôn nằm ngủ trong tư thế nằm ngửa Hãy cho bé nằm sấp vài lần mỗi ngày khi bé thức. Bạn phải theo dõi sát và  đừng cho bé nằm sấp lâu, chỉ vài phút mỗi lần là đủ. Dần dần, bé sẽ nằm được lâu hơn và bạn sẽ thấy cổ và thân trên của bé khoẻ hơn nhiều.

2. Theo dõi cân nặng của trẻ


Tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau, nhưng bạn dễ dàng nhận ra quần áo bé rất nhanh chật. Tuy nhiên, trong 6 tuần đầu tiên, bé có thể tăng khoảng 500g đến 1kg. Và một lưu ý với các mẹ là các mẹ không nên so sánh con bạn với các bé cùng tuổi vì điều này không giúp ích gì ngoài việc làm bạn lo lắng hơn thôi.

Mô tả ảnh.
Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

3. Làm thế nào để bé đỡ quấy khóc

Với nhiều bé, 6 tuần tuổi trở đi là lúc bé bắt đầu thức nhiều hơn và hiếu động hơn. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu quấy khóc nhiều. Dù vậy, các nhà chuyên môn vẫn chưa tìm được lý do để giải thích hiện tượng này.

Nhiều mẹ thức mắc là làm thế nào để bé hết khóc thì hầu như không có cách nào chắc chắn và luôn luôn hiệu quả để dỗ bé nín cả. Nhưng đa số các bé đều thích được ba mẹ ôm ấp, vỗ về và đu đưa. Các bé không thể diễn tả cảm xúc nên rất phụ thuộc vào ba mẹ.

4. Vệ sinh thân thể cho trẻ

Dù khi trẻ 4 tuần tuổi, mẹ phải thay tã, tắm bé và vệ sinh cho bé. Đây sẽ là hoạt động chính mỗi ngày của bạn. Do đó, bạn nên xem thời gian này là lúc thư giãn, tận hưởng, bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Những lưu ý khi cho trẻ 6 tuần tuổi

+ Tuân thủ việc cho bé bú đầy đủ

Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, bà mẹ mới sinh sẽ nhận thấy một vài thay đổi của ngực mình và bắt đầu lo lắng không có đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Đó là dấu hiệu cho biết bạn đang tiến tới một giai đoạn mới của chu kỳ sữa.

Tuy nhiên, sự “hết sữa” trong thời gian tất cả những thay đổi trên xuất hiện xảy ra đúng vào giai đoạn phát triển tăng vọt của trẻ sơ sinh. Do vậy, 6 tuần tuổi là giai đoạn khó khăn cho cả mẹ và bé trong việc bú mớm. Bạn không nên quá lo lắng khi lượng sữa giảm và thử áp dụng một số biện pháp để tăng lượng sữa mẹ đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

+ Hãy ổn định giờ giấc và nghỉ ngơi

Trẻ được 6 tuần tuổi – cũng là đỉnh điểm trẻ quấy khóc nhất. Bạn không thể làm gì hơn ngoài việc đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé và tìm hiểu rõ các nguyên nhân liên quan đến việc trẻ khóc nhiều lần cả ban ngày và ban đêm.

Theo đó mà một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ trở nên “hư” là do trẻ phát triển tăng vọt. Trẻ cần bú nhiều hơn, nhanh đói hơn, dễ mệt mỏi hơn, dễ bị tỉnh giấc hơn. Vậy nên, trẻ thường bị rối loạn giấc ngủ cũng như không có giờ giấc ăn, ngủ, nghỉ rõ ràng.

+ Hãy tập chơi đùa và tạo điều kiện để trẻ phát triển

Sự hoàn thiện bên trong cơ thể: Não trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện sau sinh và vẫn đang tiếp tục phát triển sau 6 tuần tiếp theo. Các chuyển động tay chân là những dấu hiệu ban đầu cho biết trẻ đã biết sử dụng não bộ để điều khiển hành động.

Sự phát triển về mặt tâm lý: Trẻ cũng có những phát triển tâm lý cụ thể bằng các bộ dạng cử chỉ như cười, khóc, vui vẻ, kêu ọ ẹ… Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh cũng bắt đầu phát triển khả năng quan sát bằng mắt và tương tác với thế giới bên ngoài.

Cách bảo vệ con bạn khỏi ốm trong thời tiết lạnh giá
Cách bảo vệ con bạn khỏi ốm trong thời tiết lạnh giá
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Thời tiết lạnh giá khắc nghiệt rất dễ khiến trẻ bị ốm, sốt, cảm lạnh. Để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của con, mẹ cần biết những mẹo dưới đây.
Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những rắc rối khi nuôi con bằng sữa mẹ
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Nhờ việc cho con bú mà sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và con khăng khít hơn. Tuy nhiên không phải là không có những phiền toái và rắc rối.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...