Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi
Giờ đây, bé ngoài việc ngủ thì việc trò chuyện và tiếp chuyện với mọi người trong gia đình cũng rất quan trọng. Đây cũng là giai đoạn để bé chuẩn bị tập lẫy, nhưng các mẹ có biết chăm sóc trẻ sơ sinh khi bé được 8 tuần tuổi?
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi trẻ đã được 8 tuần tuổi
Mẹ hãy cẩn thận với tuần khủng khoảng
Bé yêu của bạn sẽ tiếp tục vào tuần khủng hoảng thứ 2 khi được 8 tháng tuổi mà trước đó là rơi vào tuần thứ 5. Bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu cáu kỉnh, khó tính và hay khóc lại lặp lại trong tuần 8 này.
Tuy nhiên, các mẹ đừng quá căng thẳng vì qua tuần bé sẽ lại bình thường lại thôi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Ở giai đoạn này, bé của bạn vẫn cần ít nhất 6 bữa mỗi ngày. Bởi trong đây là thời gian bé cần sự tăng trưởng nhanh chóng và đòi ăn thường xuyên hơn. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, bạn sẽ nhận thấy em bé đòi ăn bữa chính vào tầm cuối buổi chiều và buổi tối, làm bạn lo lắng không biết mình có đủ sữa cho bé không.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào? |
Trong trường hợp bạn không đủ sữa và phải cho bé bú sữa công thức, em bé của bạn uống hết sữa trong bình mà vẫn đòi thêm, hãy trao đổi với nhân viên y tế trẻ sơ sinh về lượng sữa chính xác dành cho lứa tuổi và cân nặng của bé nhà bạn. Tuy nhiên, các mẹ cũng không được thay đổi tỷ lệ pha sữa công thức và nước. Nếu em bé muốn uống thêm sữa, bạn hãy tiếp tục pha theo hướng dẫn in trên vỏ hộp sữa và bỏ phần sữa còn thừa nếu bé không bú hết.
Giấc ngủ cho bé
Một số em bé ngủ nhiều hơn những bé khác nhưng số khác lại tỉnh táo hơn, và chống lại nỗ lực cố gắng cho bé ngủ của bố và mẹ. Trên thực tế sẽ không có quy tắc nào về giấc ngủ của các em bé cả, điều mà mẹ có thể làm được chỉ là những đáp ứng để bé có giấc ngủ ngon và ổn định cho bé.
Nếu mẹ muốn tự rèn cho bé khả năng ngủ thì các mẹ nên đặt bé vào nôi khi bé còn thức để bé học cách tự ngủ một mình. Bởi nếu mẹ chỉ đặt bé vào nôi khi bé đã buồn ngủ thì em bé của bạn sẽ không học được những kỹ năng liên đến việc tự chơi, tự rơi vào giấc ngủ. Bé sẽ trở nên phụ thuộc vào việc bố mẹ giúp bé đi ngủ và sau này sẽ phải đợi những lời nhắc nhở hay vỗ về, ôm ấp mỗi khi bé bước vào 1 giai đoạn thức, ngủ mới.
Phản xạ của bé
Tại thời điểm này, bé của bạn sẽ biết nắm 2 bàn tay lại với nhau vào thời điểm này, nhưng cử chỉ vẫn còn vụng về và chưa có ý thức. Bé vẫn chưa biết cầm 1 món đồ chơi nhỏ nhưng cũng ko lâu nữa đâu. Bé sẽ mất dần phản xạ nắm hai bàn tay trước tuần thứ 8 và nhanh chóng thay bằng những động tác nắm và giữ đồ vật 1 cách có ý thức.
Khả năng giao tiếp của bé
Thời điểm này, bé sẽ có rất nhiều cử chỉ như nụ cười, giao tiếp bằng mắt và cử động miệng trong tuần này, đặc biệt khi bạn ở gần và nói chuyện với bé. Nếu bé có anh chị lớn hơn, hãy khuyến khích các anh chị trò chuyện với em bé và bạn cũng tham gia như một thành viên vui vẻ, hòa đồng.
Việc bé được giao tiếp với anh chị của mình và qua những cử chỉ chăm sóc của bạn, các bé lớn hơn sẽ học được cách chăm sóc và yêu thương các em nhỏ nữa đấy nhé.
Hãy cho bé “vận động”
Theo ý kiến của các chuyên gia thì khi bé thức, các mẹ có thể thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong vòng vài giây, việc này sẽ giúp các cơ cổ và ngực của bé cứng cáp hơn.
Luyện thị giác cho bé
Để luyện thị giác cho trẻ, các mẹ có thể ngồi xuống sàn và bày vài món đồ chơi xung quanh để bé có thể nhấc đầu lên và tập trung nhìn vào chúng. Ở giai đoạn này bé chưa có thị lực tốt nhưng đã bị thu hút bởi những màu sắc tương phản. Những món đồ chơi có màu đen, trắng và đỏ, là những màu cơ bản bé nhận biết được, sẽ giúp bé nhìn rõ hơn. Hãy nhìn bé “dõi theo” khuôn mặt bạn. Đây là bước quan trọng trong phát triển thị lực và sẽ dẫn tới những kỹ năng khác, cao hơn về khả năng tập trung của bé.
Khóc
Trong tuần này, bé dễ khóc nhiều hơn. Quả thực là không dễ chăm sóc em bé ở độ tuổi này, bởi tiếng khóc của chúng dễ làm ta mệt mỏi vì không hiểu nguyên nhân và không thể dỗ nín. Bạn có thể sẽ nhận thấy em bé khóc nhiều nhất là vào tầm giữa buổi sáng hoặc xế chiều. Nhưng trong trường hợp bé nhà bạn khóc quá nhiều thì các mẹ cũng có thể đưa bé đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra những biện pháp cho phù hợp.
Hãy chơi với bé nhiều hơn
Tại giai đoạn này, thị lực của bé phát triển rất nhanh, nên bé hứng thú với hình khối và màu sắc. Bé bắt đầu tò mò về những vật dụng xung quanh như điện thoại,thú bông,…Mẹ nên đặt nhiều đồ chơi sặc sỡ, nhiều hình thù để bé dần thích nghi và phát triển thị giác tốt hơn.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể đọc sách cho bé nghe và và nên chọn những quyển sách tranh màu đẹp, ngôn từ ngắn gọn dễ hiểu nhé.
Mẹ cần chuẩn bị gì cho cữ bú đầu tiên của bé?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹ cần phải sớm biết trước được những điều này trong những ngày tháng cho con bú giọt sữa đầu tiên nhé! |
Mẹo hay giúp mẹ giữ ngực khi cho con bú
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Việc cho con bú đúng tư thế, cũng như cai sữa cho bé đúng cách sẽ giúp các mẹ có được bầu ngực đẹp. |