Cách chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi như thế nào là đúng cách?
Bé yêu của bạn ngày càng “lớn nhanh”, vậy các mẹ có nên bỏ túi cho mình những bí kíp để cho trẻ có thể phát triển một cách toàn diện?
Khi trẻ được 23 tháng tuổi, mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 23 tháng
Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ thì các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi bé nhà bạn đã được 23 tháng. Dinh dưỡng của bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất sau:
+ Ngũ cốc, đậu xanh và rau họ đậu
Trẻ nên ăn từ 4-6 phần mỗi ngày như 1/2 lát bánh mỳ,30g ngũ cốc, 1/2 chén cơm, mỳ, đậu Hà Lan hoặc đậu xanh nghiền.
+ Hoa quả và rau
Chăm sóc cho trẻ 23 tháng tuổi như thế nào là hợp lý |
Khẩu phần gợi ý cho bé nên ăn từ 4-6 phần mỗi ngày, bao gồm ít nhất 1 phần cam, quýt; 1/4 chén cải xanh, đậu Hà Lan, rau chân vịt, cà rốt, ngô hoặc bí ngô; 1/2 chén quả như lê, táo hoặc 1/2 chén hoa quả nghiền.
+ Các thực phẩm từ sữa
4 phần ăn mỗi ngày là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ như 1/2 cốc sữa; 1/2 cốc sữa chua hoặc 30g pho mát.
+ Protein (thịt, cá, gia cầm…)
Để đảm bảo protein cho trẻ các mẹ có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng; 60g thịt, cá hoặc gia cầm; 70g đậu phụ.
Lượng dinh dưỡng mà các mẹ nên cung cấp cho trẻ
Đối với nhiều trẻ từ một tuổi trở đi đã có 1 số răng sữa, tiêu hóa và nhai đã khỏe dần. Trước đây thức ăn của trẻ chính là sữa, sau chuyển dần sang ăn bột, cháo gạo, thịt, trứng.Mỗi ngày trẻ ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ. Mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ.
1. Với bữa sáng
Các mẹ nên cho trẻ ăn uống nhiều hơn, chất lượng hơn một chút vì nó sẽ cung cấp dinh dưỡng cho trẻ hoạt động suốt buổi sáng.
2. Giữa buổi
Mẹ có thể cho trẻ ăn bữa phụ thứ nhất. Chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ, dễ tiêu, để tới bữa trưa trẻ còn “có bụng” mà ăn.
3. Bữa trưa
Đối với bữa trưa, các mẹ nên cho trẻ ăn cần đầy đủ về chất và lượng. Sau khi ngủ trưa dậy thì cho trẻ ăn thêm bữa phụ.
4. Bữa tối
So với các bữa khác thì đến bữa tối, các mẹ nên cho trẻ ăn ít hơn 2 bữa trước, thức ăn dễ tiêu hơn sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, khi trẻ tập ăn cơm, bố mẹ hãy tập cho trẻ thói quen nhai kỹ, nuốt chậm để giúp hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh đấy nhé.
Đến tháng thứ 23, bé phát triển như thế nào?
Hệ xương:
Giờ đây xương của bé phát triển liên tục, vì thế bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ nhé. Bạn cũng đừng lo nếu thấy đã 23 tháng tuổi mà chân bé vẫn hơi vòng kiềng. Ở phần lớn trẻ em, đôi chân sẽ thẳng dần ra trong khoảng từ 18 tháng đến 2 tuổi, nhưng phải đến 7 tuổi thì mới ổn định hoàn toàn.
Bàn chân:
Đến thời điểm này, các mẹ cũng nên kiểm tra xem giày còn vừa với chân con không. Giày có quai hậu thì dễ điều chỉnh hơn là ủng và giày bít. Khi mua giày mới cho con, bạn đừng chọn loại đế cứng, vì đế giày mềm sẽ giúp bàn chân bé thoải mái hơn.
Hãy dạy bé từ trong lời nói
Khi bé đã được 23 tháng, các mẹ cũng hãy cẩn thận trong lời nói, chẳng hạn nên dùng ngôn ngữ tích cực như “con đặt cốc xuống nhẹ nhàng thôi” thay vì tiêu cực như “con đừng dằn cốc ầm ầm thế”, bởi việc quát mắng hay nặng lời với trẻ sẽ gây ra những phản ứng không tốt đối với bé đâu nhé.
Chế độ dinh dưỡng
Đối với trẻ thì khác người lớn, đôi khi bé ăn ít, lúc lại ăn nhiều, lắm lúc lại biếng ăn là chuyện bình thường. Nhưng lúc khác bé sẽ tự ăn bù lại, ăn đến nỗi tưởng chừng không biết no. Do vậy mà các mẹ chỉ nên cho bé chọn những thực phẩm lành mạnh, giúp cơ thể phát triển tốt. Nhớ đọc nhãn gắn trên thực phẩm để biết thành phần, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và nhất là nhớ làm gương cho bé về thói quen ăn uống lành mạnh, bạn nhé.
Nếu bé không muốn uống sữa thì các mẹ hãy cho bé chọn những sản phẩm tương tự như sữa chua, pho-mát, majonaise.., để bảo đảm nguồn dinh dưỡng can-xi và phốt-pho. Bạn có thể trộn thêm pho-mát vào các món rau củ, trộn bơ vào thức ăn, hay phết một lớp bơ trên mấy chiếc bánh bích-quy.
Ngoài ra thì các loại cá có xương mềm và rau lá xanh cũng chứa nhiều can-xi để các mẹ lựa chọn đấy nhé.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Ngoài việc các mẹ chỉ cho con bàn chải đánh răng của bé bằng cách phân biệt màu sắc thì các mẹ cũng đừng dùng chung gối và khăn trải giường hãy những thứ tương tự của bé, để tránh bé bị lây nhiễm bệnh khi ai đó trong nhà bị ốm.
Với những trẻ vừa bị ốm thì các mẹ nên thay mới bàn chải đánh răng cho bé, thay khăn trải giường và rửa sạch hoặc giặt bất kỳ đồ chơi nào trước đó bé có thể chạm đến. Nếu bé đang uống kháng sinh thì nhất thiết phải tiếp tục dùng cho đến hết liều, nếu không bệnh có thể tái phát và nếu bé có những triệu chứng khác thì các mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để được khám và điều trị.
Các mẹ nên lưu ý gì ở tháng thứ 23?
+ Hãy giúp trẻ học các kỹ năng nhận biết các đặc điểm tương tự của bé sẽ tăng lên theo thời gian và mức độ tập luyện.
+ Nếu bé đã đi nhà trẻ thì các mẹ hãy chuẩn bị trước để tránh phải hối hả đầu mỗi buổi sáng, như chuẩn bị áo quần cho bé từ đêm trước, mua nồi nấu chậm hay các thiết bị, dụng cụ phục vụ tiện lợi cho các nhu cầu của bé.
+ Hãy giới thiệu bé với các bạn bè và người quen của ba mẹ mỗi khi gặp mặt và nếu bé yêu muốn tham gia câu chuyện, bạn cứ để cho bé tự nhiên nhé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Khi bé yêu của bạn đã đến tháng thứ 6 thì việc chăm sóc bé như thế nào càng trở nên rất cần thiết cho sự phát triển của bé đấy nhé. |
Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mới thế mà bé nhà bạn đã đến tháng thứ 3 rồi, vậy các mẹ đã giữ cho mình “bí kíp” chăm sóc cho bé khi được 10 tuần tuổi chưa? |