2016-07-29 15:57:59
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"cham-soc-be-moc-rang":"Ch\u0103m s\u00f3c b\u00e9 m\u1ecdc r\u0103ng","ha-sot-cho-be":"h\u1ea1 s\u1ed1t cho b\u00e9","sot-moc-rang":"s\u1ed1t m\u1ecdc r\u0103ng","tre-moc-rang":"tr\u1ebb m\u1ecdc r\u0103ng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA3LzI5L2JlLXNvdC1tb2MtcmFuZy1waHVudXRvZGF5XzE0Njk3ODI2NzktMTA0OTE4bWVvLWNoYW0tYmUtbW9jLXJhbmctbGFtLWJlLWRlLWNoaXUtbWUtYm90LW1ldC5qcGc.webp

Mẹo chăm bé mọc răng làm bé dễ chịu, mẹ bớt mệt

Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan, nhưng những cách dưới đây có thể giúp cả mẹ và bé đều bớt mệt mỏi.

Trẻ sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn, bé cũng có thể quấy khóc, biếng ăn,….

Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Lúc này, mẹ cần để ý kĩ xem có phải bé sốt do sắp mọc răng hay vì nguyên nhân nào khác để tránh nhầm lẫn.

Mẹ cần phân biệt sốt mọc răng với sốt do nguyên nhân khác để tránh gây nguy hiểm cho bé (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Nếu đúng là bé nhà bạn sốt mọc răng, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy làm theo những chỉ dẫn và gợi ý dưới đây.


1. Theo dõi thân nhiệt, hạ sốt cho bé

Khi thấy bé nóng, bạn nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38°C là bé sốt vừa, trên 38°C là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39°C có thể gây co giật toàn thân. 

Nếu bé sốt tới 38,5°C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ để chăm sóc kịp thời (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. 

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Bạn nên tăng cường các bữa bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, bạn cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa. Bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Nếu bé ăn hoặc bú ít, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và cữ bú của bé, cho bé ăn hoặc bú nhiều lần, mỗi lần 1 ít với những món mà bé thích nhất.

Nên cho bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước. 
Bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

3. Giữ vệ sinh răng miệng cho bé

Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Bé mọc răng thường có biểu hiện ngứa răng, thích gặm hoặc nhai đồ vật (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

4. Dùng đồ ăn, thức uống mát cho bé

Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Bạn có thể cho bé ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Bạn có thể cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.

5. Làm lạnh đồ chơi của bé

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm tra kĩ hướng dẫn sử dụng của những món đồ chơi này, vì có 1 số món được khuyến cáo là không được làm lạnh.

6. Ướp lạnh khăn

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái “gặm” giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.

Lưu ý: Bố mẹ nên cho chiếc khăn đó vào trong 1 túi/ hộp nhựa sạch trước khi đưa vào tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.

7. Cho bé gặm trái cây để lạnh

Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh, hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm. Mùi vị ngọt thơm của trái cây lạnh vừa khiến bé thích thú lại khiến con quên đi sự khó chịu vì những chiếc răng đang cố gắng nhú ra.

Vì sao trẻ hay khóc đêm?
Vì sao trẻ hay khóc đêm?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Trẻ quấy khóc về đêm không chỉ khiến các bậc làm cha mẹ lo lắng, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...