2016-08-04 09:56:41
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dau-hieu-nhan-biet":"d\u1ea5u hi\u1ec7u nh\u1eadn bi\u1ebft","dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-viem-phe-quan":"D\u1ea5u hi\u1ec7u nh\u1eadn bi\u1ebft tr\u1ebb b\u1ecb vi\u00eam ph\u1ebf qu\u1ea3n","tre-bi-viem-phe-quan":"tr\u1ebb b\u1ecb vi\u00eam ph\u1ebf qu\u1ea3n","viem-phe-quan":"vi\u00eam ph\u1ebf qu\u1ea3n"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA4LzA0L2RhdS1oaWV1LW5oYW4tYmlldC10cmUtYmktdmllbS1waGUtcXVhbi0xLXBodW51dG9kYXl2bl8xNDcwMjc5NDc5LTEwNTIwN2RhdS1oaWV1LW5oYW4tYmlldC10cmUtYmktdmllbS1waGUtcXVhbi5qcGc=.webp

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản là một trong những bệnh hô hấp rất hay gặp đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để nhận biết được trẻ có bị viêm phế quản hay không?

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản là một trong những căn bệnh có biến chứng rất quan trọng ở trẻ nhỏ nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến những dấu hiệu cũng như cách phòng tránh khi trẻ bị viêm phế quản.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây ra bệnh này chính là vi-rut – thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho, cúm hay viêm xoang.

Mô tả ảnh.
Cần phải chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản như thế nào?

Nếu để những bệnh như cúm, cảm lạnh, ho lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau), điều này rất nguy hiểm. Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại, do vậy sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu để ủ bệnh lâu.

Các biểu hiện của trẻ khi bị viêm phế quản

+ Một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ khi bị viêm phế quản là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít.

+ Trong một số trường hợp nặng hơn thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, thở khó khăn.


+  Đến các giai đoạn sau, trẻ sẽ ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám, hay hơi vàng.  Ngoài ra còn xuất hiện những cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi.

+ Bệnh có những tương tự như hen suyễn nên rất nhiều bậc phụ huynh tưởng nhầm rằng trẻ bị hen suyễn. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện bất thường ở trẻ thì bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám bệnh và điều trị.

Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong 1-2 tuần, nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn, do vậy mà bố mẹ cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền nếu không được chữa trị kịp thời.

Chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản như thế nào?

Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm nếu thấy trẻ có dấu hiệu như khó thở, bú kém, tím tái,…

Trong trường hợp trẻ không có những biến chứng cũng như không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Bao gồm:

+ Nên cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Nếu được, các mẹ hãy cho bé uống 8 tới 10 cốc nước mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết.

+ Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó làm sạch mũi cho trẻ, tuy nhiên các mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

+ Nên để trẻ tránh xa khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen sau này.

+ Tuyệt đối không để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh và thường xuyên giữ ấm cho trẻ.

Phòng ngừa viêm phế quản đúng cách

1. Nên cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.

2. Phải vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày và bố mẹ cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.

3. Tuyệt đối cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo.

4. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành.

5. Phải thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

6. Nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà,… hay dịch cúm gia cầm thì các mẹ cũng nên cách ly để tránh lây cho trẻ khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản – phổi.

Lịch tiêm phòng cho bé yêu mẹ cần nhớ
Lịch tiêm phòng cho bé yêu mẹ cần nhớ
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho bé yêu ngừa bệnh tật và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Những quan niệm dân gian sai lầm về chăm sóc trẻ sơ sinh
Những quan niệm dân gian sai lầm về chăm sóc trẻ sơ sinh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹ cần tránh những cách chăm sóc trẻ sơ sinh rất sai lầm theo quan niệm dân gian sau đây.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...