Trong bối cảnh các loại rau quả ngoài chợ chứa nhiều chất tăng trưởng hay thuốc trừ sâu có hại cho sức khỏe, thực phẩm chúng ta tự trồng sẽ rất quý. Với gợi ý sau, bạn có thể tự trồng nhiều loại rau ngay trong bếp mà không tốn nhiều thời gian và công sức
Bạn sẽ cực kỳ ngạc nhiên trước sự sinh trưởng nhanh chóng cũng như cách trồng siêu dễ của 5 loại gia vị quen thuộc trong căn bếp hằng ngày.
Tỏi
Tỏi là gia vị không thể thiếu khi chế biến nước chấm và các món ăn. |
Dễ dàng trồng tỏi với vài bước đơn giản sau |
Tỏi là gia vị không thể thiếu được trong bát nước chấm cũng như các món xào nấu. Như chúng ta đã biết, mầm tỏi mọc từ các tép tỏi, mỗi tép sẽ phát triển thành một cây con. Vì vậy, đừng vứt bỏ những tép tỏi mọc mầm mà hãy tận dụng chúng nhé! Cụ thể, khi tỏi bắt đầu mọc mầm, hãy đặt chúng vào một cái đĩa hoặc cốc với chút nước sạch. Khi mầm tỏi nhô tương đối cứng cáp, bạn có thể trồng chúng vào chậu cảnh nho nhỏ, lấp đất kín các tép tỏi. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết thuận lợi, ấm áp.
Hành tây
|
Để hành tây mọc rễ và lên lá tốt, các bà nội trợ cần chọn củ tươi, phần gốc có rễ không trầy xước. Bạn cắt rời thành 2 phần, một phần để chế biến, phần gốc nhỏ còn lại ngâm vào nước sạch. Sau khoảng 7 ngày, phần rễ cũ sẽ mọc dài và có màu trắng. Hành tây có sức sống mạnh mẽ, rất dễ “tái sinh” và lên củ. Có người còn sáng tạo bằng cách lột nhẹ lớp vỏ ngoài của hành tây rồi vẽ hình các gương mặt
Rau kinh giới
Khi trồng thảo mộc trong nhà, bạn cần lựa chọn những loại dễ chăm, dễ trồng và quan trọng nhất là sử dụng nhiều trong gia đình.
Chuẩn bị chậu trồng
– Bạn phải chắc chắn rằng chậu cây có lỗ thoát nước ở dưới đáy
– Hãy xếp một lớp sỏi hoặc đá vụn ở 1/4 đáy chậu. Lớp sỏi giúp thoát nước từ tầng đất phía trên dễ dàng hơn.
– Sau khi hoàn thiện lớp sỏi, bạn mới bắt đầu đổ đất đã trộn phân trùn quế lên phía trên cho gần đầy đến miệng chậu.
Cắt đi khoảng một nửa phần ngọn của các cành cây cao hơn. Điều này sẽ khuyến khích cây đâm thêm nhiều nhánh, nhờ đó cho nhiều lá. |
Bắt đầu trồng
– Trồng cây vào chậu sao cho mỗi gốc cây cách nhau khoảng 12cm.
– Khi trồng cây vào chậu chú ý cho nhánh cao nhất ở trung tâm của chậu và các nhánh thấp hơn ở xung quanh. Điều này sẽ đảm bảo cây có sự phát triển tốt nhất. Khi mới trồng có thể hơi lộn xộn như cây sẽ nhanh chóng thích nghi và phát triển tươi tốt trong vòng một vài tuần.
– Một khi bạn đã hài lòng với vị trí trồng cây, bắt đầu cho thêm phân bón vào chậu. Để các chất dinh dưỡng ngấm sâu, bạn dùng ngón tay ấn sâu một chút vào lòng đất.
Tưới nước
Tưới nhiều nước cho đến khi bắt đầu thấy nước thoát ra khỏi đấy chậu. Ở lần đầu tiên, cây cần nhiều nước để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón. Tiếp tục tưới nhiều nước trong vài ngày tiếp theo khi mặt đất se lại.
Sả
Chuẩn bị vài nhánh sả tươi còn gốc, cắt bỏ phần ngọn, ngâm nhánh sả (độ dài khoảng 10 – 15cm) vào cốc nước hoặc lọ đựng. Lưu ý đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời như cạnh cửa sổ chẳng hạn. Sau khoảng 2 ngày, sả bắt đầu ra rễ và rất nhanh thôi, 1 tuần sau sẽ xuất hiện lá. Cứ vài ngày thì bạn tiến hành thay nước sạch một lần, khoảng 2 tuần thì nhánh sả sẽ ra đầy đủ rễ và lá. Sau đó bạn di chuyển chúng vào chậu đất bé xinh đặt trong bếp, vừa trang trí vừa có thể sử dụng sau 3 tuần. Ngoài ra, sả còn một công dụng nữa là xua đuổi côn trùng đấy!
|
biểu cảm để trang trí góc phòng nhỏ. Rất thú vị đúng không nào? Nếu không trồng trong cốc nước cũng có thể trồng vào chậu đất theo cách truyền thống. Đất trồng tơi xốp, thoáng, dễ thoát nước, độ pH trung tính sẽ thích hợp hơn cả.
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…
Chuẩn bị đất:
Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng, để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat. Ngoài ra, bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
Gieo trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.
Cây ớt hiểm |
Chăm sóc:
– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón.
Nuôi gà, thả cá, trồng rau siêu sạch trên sân thượng 80m2
(Khám phá) – (Phunutoday) – Hiện nay nhiều gia đình ở thành phố không có diện tích trồng rau sạch, vậy hãy sử dụng ngay sân thượng để làm mô hình V-A-C nhé, rất là hữu ích |
Trồng rau sạch xanh “mơn mởn” trong chậu xốp tại nhà đơn giản
(Khám phá) – (Phunutoday) – Tận dụng những thùng xốp bỏ đi cộng với chút cần cù, chẳng mấy chốc bạn sẽ có một vườn rau sạch mini ngay tại nhà mà không phải lo lắng về chất l |
Lỗi phong thủy trong nhà và cách hóa giải để gia chủ được bình an
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đó là 1 trong những lỗi về phong thuỷ nhiều chủ nhà gặp phải nhưng lại không để ý hoặc không quan trọng vấn đề này. |
7 sai lầm trong phong thủy mà ai cũng tưởng là đúng
(Khám phá) – (Phunutoday) – Có rất nhiều những hiểu lầm phong thủy trong các gia đình Việt dễ dẫn đến các tai họa. |