Thập Nương sinh ra trong một gia đình quan lại. Thấy con gái ham học nên ngay từ khi Thập Nương còn nhỏ, cha nàng đã chịu khó bỏ thời gian dạy con về thi họa. Cuộc sống tưởng êm đềm trôi qua nhưng đến năm Thập Nương 10 tuổi, cha nàng bị vào tù vì hối lộ rồi qua đời trong trại giam. Thập Nương không nơi nương tựa, bị bán vào kỹ viện và nhanh chóng trở thành kỹ nữ nổi tiếng nhất kinh thành TQ.
Đỗ Thu Nương lại có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, dù không hề trang điểm cũng xinh đẹp hơn hẳn người thường. Thêm vào đó, Đỗ Thu Nương lại có tài nói năng, thơ ca, đàn hát đều xuất sắc.
Vì thế, dù là con hát chốn lầu xanh nhưng Đỗ Thu Nương là đối tượng mà nhiều công tử quý tộc trong vùng theo đuổi. Lý Kỳ khi đó đang là Trấn Hải Tiết độ sứ nghe nói đến sắc đẹp của Đỗ Thu Nương thì tìm đến tận nơi để gặp mặt.
Ảnh minh họa Hiến Tông |
Vừa nhìn thấy Đỗ Thu Nương lần đầu tiên, Lý Kỳ đã say mê người ca nữ này vì thế không tiếc tiền của bỏ ra mua Đỗ Thu Nương về phủ làm thiếp. Lúc bấy giờ, Tiết độ sứ thực tế là một phiên Vương, là người đứng đầu một vùng, vì vậy, Đỗ Thu Nương vui vẻ chấp nhận trở thành tỳ thiếp của Lý Kỳ.
Khi Lý Kỳ lấy Đỗ Thu Nương về làm thiếp, ông ta mới chỉ 27 tuổi, trong khi Đỗ Thu Nương mới chỉ 15. Trong phủ của Lý Kỳ, người đẹp không thiếu, song không ai có thể so sánh với Đỗ Thu Nương.
Sau khi Lý Kỳ chết, Đỗ Thu Nương cùng với những người phụ nữ khác trong nhà họ Lý bị đưa vào cung. Tuy nhiên, nhờ có nhan sắc hơn người, Đỗ Thu Nương 1 lần nữa lại lọt vào mắt xanh của Hiến Tông Lý Thuần. Lý Thuần rất mực sủng hạnh Đỗ Thu Nương, ban tặng Đỗ Thu Nương tên mới gọi là Đỗ Trọng Dương, phong cho làm chức nữ quan trong hậu cung.
Hoàng hậu của Lý Thuần là Quách thị, vốn là cháu gái của Phần Dương Vương Quách Tử Nghi.
Cha của Quách thị là Quách Ái lấy Thăng Bình Công chúa. Do quyền lực của ông và cha nên thái độ của quần thần trong triều đình đối với Quách thị khác hẳn với các cung phi khác, rất mực cung kính.
Năm Nguyên Hòa thứ nhất, Quách thị được tấn phong làm Quý phi. 7 năm sau đó, năm Nguyên Hòa thứ 8, quần thần liên tục 3 lần dâng sớ xin Hiến Tông phong Quách thị làm Hoàng hậu.
Lúc bấy giờ, trong hậu cung của Hiến Tông có rất nhiều mỹ nữ nên sợ Quách thị sau khi có được ngôi vị Hoàng hậu sẽ vin vào chức vị đó mà hãm hại những người phi tần khác nên Hiến Tông tìm mọi cách khất lần.
Trong hậu cung mỹ nữ rất nhiều, song Đỗ Thu Nương nhờ kinh nghiệm ở chốn lầu xanh vẫn là mỹ nữ được Hiến Tông rất mực sủng ái. Vì thế, dù xuất thân thấp hèn nhưng Đỗ Thu Nương lại có một vị trí rất quan trong đối với Hiến Tông.
Hiến Tông về cơ bản là một Hoàng đế anh minh. Tuy nhiên, sau loạn An Lộc Sơn, triều Đường đã bước vào thời kỳ suy thoái, không thể cứu vãn được nữa. Vì thế, vào thời kỳ cuối đời, Hiến Tông bắt đầu đeo đuổi việc tìm kiếm thuốc trường sinh.
Do lạm dụng quá nhiều đơn dược của Liễu Bí, nên hay khát nước và tính tình trở nên khắc nghiệt, các hoạn quan bị ông đối xử tàn bạo, cho dù chỉ phạm lỗi nhỏ cũng có thể bị giết, nên đó hoạn quan rất bất an. Ngày Canh Tí (14 tháng 2 năm 820), Hiến Tông bạo băng tại điện Trung HòaNguyên nhân cái chết của ông được cho là do hoạn quan Trần Hoằng Chí hạ độc.
Mục Tông cũng sủng ái Đỗ Thật Nương |
Tả trung úy Thổ Đột Thừa Thôi âm mưu phế thái tử Hằng để lập Lễ vương Uẩn lên ngôi. Các hoạn quan Mã Tiến Đàm, Lưu Thừa Giai, Vương Thủ Trừng hợp sức đánh bại Thừa Thôi và giết Lễ vương Uẩn. Ngày Bính Ngọ (20 tháng 2), thái tử Hằng tức vị, tức là Đường Mục Tông. Về sau năm 846, con trai thứ 10 của Hiến Tông là Lý Thầm lên ngôi (Đường Tuyên Tông). Tuyên Tông nghi ngờ cái chết của Hiến Tông có sự nhúng tay của Quách quý phi cùng Mục Tông, nhưng không có bằng chứng xác thực để chứng minh.
Sau cái chết của Hiến Tông, các phiên trấn được thế trỗi dậy trở lại, cộng thêm hoạn quan ngày càng nắm nhiều quyền lực. Các vua sau ông đều là những người bạc nhược vô năng, hoặc ham mê tửu sắc, triều Đường dần bước vào thời kì suy vong.
Con “qua lại” với vợ của vua cha
Lúc bấy giờ Đỗ Thu Nương đã ngoài 30 tuổi, tuy nhiên, nhan sắc không hề giảm sút, ngược lại có phần đằm thắm hơn xưa, vì thế, Đỗ Thu Nương lại được Mục Tông sủng hạnh.
Để che đậy chuyện này, Mục Tông sắc phong cho Đỗ Thu Nương làm bảo mẫu kiêm gia sư cho Hoàng tử Chương Vương. Tuy nhiên, Mục Tông cũng giống như cha mình, chẳng sống được bao lâu đã về gặp tổ tiên. Đỗ Thu Nương sau đó lại tiếp tục trải qua hai đời vua nữa là Kính Tông và Văn Tông.
Năm Thái Hòa đời vua Văn Tông, Chương Vương bị vu cáo nên bị phế, Đường Văn Tông hạ chiếu cho Đỗ Thu Nương trở về quê sinh sống. Những năm cuối đời, Đỗ Thu Nương phải sống trong cảnh nghèo đói và thiếu thốn. Mỹ nhân từng làm điêu đứng cả 2 ông vua triều Đường rốt cuộc phải nhận lấy một số phận đầy bi kịch.
Thâm cung bí sử: Chuyện “gian dâm” của các bà hoàng TQ
(Khám phá) – (Phunutoday) – Vì giường chiếu “lạnh tanh” hay lý do gì khác, một số bà hoàng đã lao vào những cuộc tình ngoài luồng, để rồi mang tiếng xấu “gian dâm” muôn đời |
Rùng rợn với thói u mê độc ác của các hoạn quan xưa
(Khám phá) – (Phunutoday) – Sống trong trạng thái sinh lý có nhiều điểm khác với người bình thường nên đời sống của các hoạn quan Trung Hoa nhiều khi khiến người đời |
Cuộc sống tình ái ở hậu cung của Từ Hy Thái Hậu
(Khám phá) – (Phunutoday) – Về cuộc sống tình ái ở hậu cung của Từ Hy Thái Hậu, dã sử lưu truyền nhiều chuyện khác nhau, nhiều chuyện khá ly kỳ. |
Hoạn quan TQ và những bí mật còn bỏ ngỏ
(Khám phá) – (Phunutoday) – Chính những khiếm khuyết về cơ thể đã khiến cho nhu cầu sinh lý của các hoạn quan “không an phận” trở nên biến thái, tàn nhẫn. |