Từ xưa tới nay, chuyện đàn ông, đàn bà… cái “chất hào hoa” và “màu nữ tính” muôn thuở rắc rối, muôn thuở gây sóng gió cho cuộc đời, có lúc nào bình lặng?
Ta hãy xét, hơn hai trăm năm trước, mẫu người đàn ông Kim Trọng qua truyện Kiều của cụ cố Nguyễn Du quả là “khuôn vàng, thước ngọc”: “Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”. Một hình tượng mẫu mực là thế, vậy mà khi gần gũi nàng Kiều lại có phút “thiếu đứng đắn”: “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”. Ờ… thì ra… sức hút từ “đầu mày cuối mắt”, từ “làn hương” lan tỏa xung quanh người đẹp quả là mãnh liệt.
Dù sao trước hoàn cảnh ấy, nàng Kiều của chúng ta thật tế nhị, thật trong sáng: “Thưa rằng: Đừng lấy làm chơi / Dẽ cho thưa hết một lời đã nao…”. Nàng Kiều bộc lộ quan điểm về tình yêu, khiến Kim Trọng – người đàn ông, người bạn tình đắm đuối, trong phút giây “yếu lòng” phải giật mình, choàng tỉnh, trân trọng người, trân trọng mình hơn.
Ôi! Chỉ thoáng qua, hình ảnh chớp nhoáng của nàng Kiều ẩn hiện, cũng khiến biết bao ánh mắt người đàn ông đích thực, phải buồn bã nhận ra: Trên cõi đời này, chẳng có ông thần, ông thánh nào hết, chỉ có nhan nhản người đàn ông “tục trần” bằng xương, bằng thịt, luôn rung động trước cái đẹp của cuộc đời.
Qua clip “gây bão” ở tỉnh Cà Mau, ta được biết chị tạp vụ là một người đẹp. Công việc, hay nghề nghiệp mưu sinh của người đẹp có bao giờ xóa nhòa chất quyến rũ, vẻ hấp dẫn của phái đẹp đâu.
Ông Hồ Ngọc Tấn – Phó Giám đốc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cũng là một người đàn ông đích thực. Qua clip ông Tấn tuy mái tóc hói quá đỉnh đầu, nhưng vẫn phong độ lắm, hào hoa lắm! Ông nhẹ nhàng vòng bàn tay điệu nghệ, qua vùng “thắt đáy lưng ong” như những chàng trai trẻ khát khao khám phá…
Chuyện chẳng có gì đáng ầm ĩ nếu như ông Tấn không thanh minh rằng: “vô ý”, “tìm điện thoại”, rằng bị “ghét”, bị “thù riêng”, bị “chơi xấu”,“hãm hại”.
Tôi chợt nhớ Nghị Hách, qua tác phẩm Giông tố của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Quan lớn Hách nuôi tới mười “cô bồ” quanh mình, chỉ để ngứa mồm thì hôn một cái, ngứa tay thì sờ soạng, cấu véo… một cái. Đấy, nếu ai chưa thực sự hiểu đàn ông thì tôi cũng xin mạo muội rằng, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã bật mí, đàn ông có những kẻ có sở thích kì quái như thế đó.
Tôi không hiểu trong clip “gây bão” vừa qua, ông Hồ Ngọc Tấn có chếnh choáng hơi men không? Nếu có, thì thật đáng châm chước. Bởi khi đã có men say, hành động của người đàn ông rất khó kiểm soát. Cũng như ông Phan Anh Tú cán bộ huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vừa qua đã ôm chặt nữ tượng đá Lang Biang (TP.Đà Lạt) mà “hôn” ngực… Sau phút giây bàng hoàng tỉnh ngộ, ông Tú thanh minh cho hành động đó là do “say rượu”.
Thế là mọi người châm chước ngay, chỉ “rút sợi dây kinh nghiệm”!
Chuyện về những hình ảnh phản cảm ở Sở Văn hóa Cà Mau có điều đáng bàn về người đẹp. Rằng, người đẹp quá bức xúc, luôn bị sàm sỡ, luôn bị quấy rối, cực chẳng đã, đành bỏ việc cơ quan, về quê, điền viên với cảnh gia đình…
Một thực tế đáng buồn là, hình ảnh trong clip của người đẹp, trớ trêu thay lại trái ngược, rõ ràng phản chủ. Clip chẳng thể hiện nét bức xúc, khó chịu nào khi người đẹp bị người đàn ông “đáng ghét” quấy rầy. Điều này có thể lý giải, chính người đẹp (hoặc chị người đẹp) cùng “đặt bẫy” quay phim, nên người đẹp cứ nhởn nhơ, vô tư, “khuyến khích” lấy bằng cớ, để đến mức mọi việc chín mùi mới lên tiếng, mà rằng: “Xử lí ông Tấn với hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm gì đó là không chấp nhận được”. Chính con bài “tẩy” cuối cùng này đã lộ âm mưu của người đẹp. Và may thay, phần nào đã cứu vãn tính nghiêm trọng của vụ việc, bình thường hóa vấn đề.
Chuyện “bão tố” ở sở Văn hóa Cà Mau thực sự chưa có gì hệ trọng; nó quẩn quanh trong “chất hào hoa” của người đàn ông và “màu nữ tính” của người đàn bà: “Người đàn bà dù chung thủy với chồng biết mấy, vẫn muốn nhiều người đàn ông khác phải chết vì mình”.
Vâng, nếu như ai đó tự hỏi, tự giả thử, người đàn ông trong clip kia, không phải là “sếp”, không phải phó giám đốc sở Văn hóa, hay cán bộ huyện, cán bộ tỉnh nào đó thì có đáng bàn không? Chính vì thế, quan lớn Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến của cụ Nguyễn Du, sau cơn say lướt khướt, mới đắng lòng “ngộ” rằng:
Nghĩ mình phương diện quốc gia
Quan trên nhằm xuống, người ta trông vào…
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Nỗi đau mẹ già và vợ con phải gánh
(Xã hội) – (Phunutoday) – “Bí thư Cường mồ côi cha từ nhỏ. Bí thư ra đi, vẫn còn mẹ già hơn 90 tuổi. Đây lại là nỗi đau lớn nhất mà người ở lại phải gánh chịu”. |
Vụ rót nước sôi vào tai vợ: Công an gọi người chồng tới làm việc
(Xã hội) – (Phunutoday) – Làm việc với Công an, ông Ro bước đầu khai do cãi nhau với vợ nên đã đánh vợ. Bị vợ dùng đũa và khúc gỗ đánh lại nên ông Ro tạt nước sôi vào vợ. |