Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM cho biết, Bệnh viện vừa điều trị một trường hợp trẻ bị rắn cắn suýt mất mạng chỉ vì sự chủ quan của gia đình. Theo Khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Nhi đồng 2, một bé gái 7 tuổi nhà tại quận Thủ Đức, TP. HCM đã nhập viện trong tình trạng vết cắn chỗ tay bé sưng tấy tụ máu, lan nhanh, cử động khó khăn; người lo lắng, khó thở, buồn nôn, lơ mơ.
Hình ảnh một nạn nhân bị rắn cắn vào tay được chữa trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 (nguồn: Khám Phá).
Gia đình bé cho biết, trước đó vào buổi sáng bé chơi cùng bạn ở trước nhà rồi đột nhiên có con gì cắn vào tay nhưng hỏi thì bé nói không biết con gì. Khi ra ngoài quan sát, gia đình thấy có tổ ong ở trên hai cây nhỏ ngay vị trí bé chơi nhưng không nghĩ là ong chích.
Nghĩ bình thường, gia đình không đưa bé đi bệnh viện. Đến chiều cùng ngày, chỗ tay bé sưng tấy tụ máu, lan nhanh, cử động khó khăn, bé khó thở, buồn nôn, lơ mơ nên gia đình vội vã đưa đến bệnh viện Nhi đồng 2.
Khi bác sĩ hỏi, gia đình cũng nói không biết con gì cắn bé nên chẩn đoán ban đầu là côn trùng cắn không rõ và loại trừ do rắn cắn. Bé sau đó được lấy máu đưa đi xét nghiệm, kết quả có tình trạng rối loạn đông máu nặng.
Dựa vào sang thương vết cắn, vùng địa lý và tình trạng rối loạn đông máu, bác sĩ nghi ngờ bé bị rắn lục cắn. Sau đó, bé được truyền huyết thanh kháng nọc rắn kết tủa lạnh, kháng sinh và các biện pháp điều trị hỗ trợ, tình trạng đông máu của bé đã được ổn định vào ngày hôm sau.
Điều gia đình bé băn khoăn là trước nhà lâu nay không thấy có rắn sống và cắn người nên tìm kiếm trong nhà thử thì bất ngờ phát hiện có con rắn lục đuôi đỏ sống mà không biết. Con rắn lục đuôi đỏ sau đó bị giết và được gia đình báo với bác sĩ để có hướng điều trị cho bé.
Rắn lục đuôi đỏ (nguồn: Khám phá).
Theo các nhà khoa học, rắn lục đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục (Viperidae). Đây là loại rắn có nhiều nọc độc, với hơn 20 thành phần khác nhau. Hơn nữa, vết cắn của loài rắn này thường bị chảy máu nhiều và sưng rất nhanh.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và dẫn đến mất mạng.
Vì thế, để đối phó với những tình huống xấu xảy ra khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, người dân cần nắm rõ cách sớ cứu dưới đây nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tình trạng đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử… trước khi đến bệnh viện.
Bước 1: Trước hết, cần giữ cho nạn nhân nằm yên bất động bởi vận động lúc này sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Nếu gần vùng bị cắn có đeo đồ trang sức thì nên nhanh tay cởi để tránh bị chèn ép, gây sưng nề.
Bước 2: Băng ép bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự lây lan của nọc độc. Dùng tay, gạc hoặc khăn sạch ép lên phía trên vết thương. Để nạn nhân nằm thoải mái, đặt phần bị thương cao hơn để giảm áp lực máu.
Sau đó, dùng dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương, buộc một cách chắc chắn nhưng vẫn đủ để máu lưu thông. Nên băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10 cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác.
Bước 3: Khi sơ cứu xong cần chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Tuyệt đối không đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.
Khi vận chuyển cần chú ý, cố gắng giữ cho nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở thì có thể thực hiện hô hấp nhân tạo.
Lưu ý: Trong trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, các bạn tuyệt đối không rạch rộng vết thương, không garô bởi điều này sẽ làm máu chảy nhiều, không cầm được, vết thương dễ bị hoại tử.
Cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện sau khi sơ cứu xong (Ảnh minh họa). (nguồn: internet).
Để phòng tránh rắn lục đuôi đỏ tấn công chúng ta cần:
Dọn dẹp xung quanh nhà, cắt ngắn cỏ, phát quang bụi rậm bởi đây có thể trở thành nơi trú ngụ của rắn lục đuôi đỏ.
Giữ nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, diệt, loại bỏ chuột và các côn trùng bởi đây là những con mồi yêu thích của loài rắn lục đuôi đỏ.
Kiểm tra kỹ các kẽ nứt, khe hở xung quanh nhà bởi đó cũng chính là nơi mà những con rắn lục đuôi đỏ hay lẩn trốn.
Trồng các loại cây như sả, sắn dây, hoa lan tỏi… để ngăn không cho rắn lục đuôi đỏ đến gần.
Riêng với trẻ nhỏ, phụ huynh đề phòng rắn cắn cho con bằng cách, phát quang môi trường sạch sẽ, ra ngoài vườn nên mang ủng và bao tay, khi cần đi qua các bụi rậm dùng cây gây tiếng động trước. Dùng đèn pin khi đi ban đêm.
Tránh để bé chơi tại các đống củi, gỗ khô, bụi râm. Đặc biệt, xem kĩ trong nhà, nơi các ngóc ngách tối mà rắn có thể bò vào sống mà không hề hay biết.
Đôi nam nữ bốc cháy ngùn ngụt bí ẩn trong phòng trọ
(Xã hội) – (Phunutoday) – Sau khi phát hiện căn nhà trọ bốc cháy, kèm theo tiếng la hét kêu cứu. Người dân đều hốt hoảng khi thấy người ông H. và bà T. bốc cháy ngùn ngụt. |
Xin tiền không được, cháu nội 14 tuổi cầm búa đinh đánh bà dã man
(Xã hội) – (Phunutoday) – Khi bà lom khom làm việc ở giếng, Tú tới xin tiền không được nên tức tối xô ngã, cầm búa đinh đánh vào đầu rồi gỡ đôi hoa tai vàng. |
Nhà hàng có dàn tiếp viên mặc bikini phục vụ gây xôn xao dân mạng
(Xã hội) – (Phunutoday) – Dàn tiếp viên gồm những cô gái trẻ sẽ chỉ mặc một loại đồng phục duy nhất là những bộ áo tắm hai mảnh cực kỳ gợi cảm. |