2016-11-04 11:17:00
[]
{"benh-viem-amidan":"b\u1ec7nh vi\u00eam amidan","cat-amidan":"c\u1eaft amidan","co-nen-cat-amidan":"c\u00f3 n\u00ean c\u1eaft amidan","dieu-tri-viem-amidan":"\u0111i\u1ec1u tr\u1ecb vi\u00eam amidan","nguyen-nhan-gay-viem-amidan":"nguy\u00ean nh\u00e2n g\u00e2y vi\u00eam amidan","viem-amidan":"vi\u00eam ami\u0111an"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzExLzA0L3ZpZW0tYW1pZGFuLWNvLXRoZS1jaHVhLWtob2kta2hvbmctY2FuLWNhdC0xMTIxMzcuanBn.webp
Array

Viêm Amidan: có thể chữa khỏi không cần cắt?

Có một thời điểm, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt amidan đối với các trường hợp viêm amidan tái đi tái lại, nhưng bây giờ chỉ định này ít hơn rất nhiều.

Khi thời tiết trở lạnh đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi, là lúc chúng ta dễ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh viêm amidan. 
Viêm amidan là gì?

Amidan là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch và thường đóng vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Viêm amidan hay Viêm hạch hạnh nhân (Tonsillistis), là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan.

thoi-tiet-ngay-10-4-2015__74568_zoom

 Thời tiết trở lạnh có thể là nguyên nhân gây viêm amidan.

Viêm amidan được chia thành cấp tính và mãn tính và có các biểu hiện đặc trưng:

– Cấp tính:

+ Gây sốt cao, nhức đầu, cơ thể suy kiệt. Khi viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản, gây ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực. Khám thấy môi khô, lưỡi trắng bẩn.


+ Nếu do virus gây bệnh thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Hạch dưới góc hàm không sưng to.

+ Nếu do vi khuẩn gây bệnh thì amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Hạch dưới góc hàm sưng đau.

– Mãn tính:

+ Sốt nhẹ / không sốt, cảm giác ngứa, vướng, rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ, hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan.

+ Ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng khi mới ngủ dậy. Giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ.

+ Nếu amidan viêm mãn tính quá phát có thể thở khò khè, đêm ngủ ngáy to. Nếu amidan quá to có thể gây khó nuốt, khó thở, đặc biệt có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan, bao gồm:

+ Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí.

+ Virus cúm, sởi, ho gà…

+ Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…) các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.

+ Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.

+ Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.

+ Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh thân răng khôn, viêm xoang…

+ Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa amidan nằm trên ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.

Có nhất thiết phải cắt bỏ amidan?

Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Theo ThS.BS Võ Quang Phúc, phó giám đốc bệnh viện Tai mũi họng TPHCM khi bị viêm amidan người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết.

viem-hong-1

 Cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết.

Cũng theo bác sĩ, theo khuyến cáo của quốc tế chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau:

– Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận;

– Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm;

– Trường hợp dù không bị viêm nhưng amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh… thì cũng nên cắt.

– Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính. Sau cắt amidan, người bệnh cần kiêng nói chuyện to, ho, khạc nhổ từ hai đến ba ngày. Sau đó tập phát âm bằng cách nói nhẹ nhàng.

– Phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan từ bảy đến mười ngày nếu có chảy máu, cần đến bệnh viện để bác sĩ cầm máu kịp thời.

Tóm lại: Amidan có vai trò bảo vệ cơ thể, đặc biệt ở trẻ em, nếu không đúng chỉ định thì không nên cắt amidan.

Đề phong viêm amidan như thế nào?

Để hạn chế viêm amidan chúng ta cần tránh các yếu tố nguy cơ gây viêm:

+ Vệ sinh: giữ ấm vùng mũi họng nhất là lúc giao mùa, trời quá lạnh.

+ Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: bụi, khói thuốc lá…

+ Tránh dùng đồ ăn uống quá nóng hay quá lạnh.

+ Vệ sinh tại chỗ: súc họng sau khi ăn, sáng – tối.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...