Theo đó, bảy bệnh nhân nhiễm trùng nấm Cadida được ghi nhận hồi giữa tháng 5/2013 và đến tháng 8/2016 được đưa vào bệnh viện của CDC. Trong khi đó, 6 ca nhiễm bệnh còn lại cũng được xác nhận hồi tháng 8 năm nay.
CDC cho biết 7 bệnh nhân khi được chuyển lên viện tất cả đều ở trong tình trạng nguy kịch. Đã có 4 trường hợp sau đó đã tử vong vì nhiễm trùng nấm Candida qua đường máu. Ba bệnh nhân khác bị nhiễm trùng trên tai, trong nước tiểu và máu vẫn sống sót và đang được các bác sĩ theo dõi bệnh tình.
CDC lưu ý rằng hiện vẫn chưa xác định được bệnh nhân chết vì nhiễm nấm hoặc do các vấn đề sức khỏe cá nhân khác. “Chúng ta cần phải hành động ngay để hiểu rõ hơn, chữa trị và ngăn chặn sự lây lan của nấm kháng thuốc này”, Giám đốc CDC Tom Frieden cho biết trong thông cáo báo chí mới đây. “Đây là một mối đe dọa đang nổi lên, và chúng ta cần phải bảo vệ bệnh nhân có sức đề kháng yếu và những người khác.”
Nấm Candida xuất hiện đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 1996 nhưng đến năm 2009 khoa học mới ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh tại Nhật Bản. Loại nấm này cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Nam Phi, Kuwait, Colombia, Venezuela. Pakistan và Anh.
Các loại nấm đòi hỏi thiết bị phòng thí nghiệm chuyên ngành để xác định và có thể dễ dàng xác định nhầm là một dạng nhiễm trùng Candida, do đó gây khó khăn cho các nhà khoa học trong việc nắm bắt và xử lý.
Nấm Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục với kích thước khoảng 2-5 µm. Loại nấm này thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật hoặc trong âm đạo của phụ nữ…Đối với những người khỏe mạnh, nấm Candida thường xuất hiện khoảng 30% ở miệng, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản, 35% ở ruột…Theo các chuyên gia, nấm Candida có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng chủ yếu ở da và niêm mạc, nhất là niêm mạc âm hộ, âm đạo của phụ nữ.