Hiện tượng trẻ hay vặn mình ở lứa tuổi 5-6 tuần tuổi cũng là hiện tượng sinh lý, trẻ sẽ hết khi trẻ trên 4 tháng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ muốn biết nguyên nhân vì sao trẻ lại có hiện tượng vặn mình như vậy?
1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ?
Trẻ ngủ trên nệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ khiến trẻ không được thoải mái. Có thể phòng ngủ của bé không được thoáng mát và có ít ánh sáng. Do đó, các mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày và bổ sung thêm vitamin D3, canxi và kẽm trong chế độ dinh dưỡng của bé. Mỗi khi ngủ bạn có thể ẵm bé hoặc lót khăn mềm bên dưới cho trẻ dễ ngủ, đặt những chiếc gối ôm bên cạnh và chiếc gối nhẹ lên người để bé không bị giật mình trống trải khi ngủ.
Trước khi bé đi ngủ, các mẹ nên đảm bảo cho con được bú no, bởi dạ dày của trẻ còn bé vì thế mỗi lần trẻ bú được rất ít. Nếu không được bú no thì lúc ngủ trẻ sẽ nhanh đói và thức giấc. Sau khoảng 3 tháng thì tình trạng này sẽ tự hết và các mẹ có thể cho bé ăn dặm nhẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn cho bé phát triển khoẻ mạnh.
Bé bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như kẽm, canxi khiến cho giấc ngủ của bé không sâu, bé khó ngủ dẫn đến ngủ ít, ngủ không ngon, thêm vào đó là ngủ không yên giấc, bé thường bứt dứt, khó chịu hay vặn mình.
2. Các mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ hay vặn mình khi ngủ?
Phần lớn hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đều kèm theo các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm… luôn có mối quan hệ mật thiết với việc trẻ bị thiếu canxi. Điều này hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi. Vì vậy, các ông bố, bà mẹ hãy nhah chóng bổ sung canxi cho trẻ. Có thể bổ sung bằng cách:
Đối với trẻ bú sữa mẹ thì người mẹ cần cung cấp thêm vào thực đơn hằng ngày cho chính bản thân mình các loại thực phẩm như: hải sản, rau màu xanh. Mặt khác, có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể trẻ, nhưng cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ sơ sinh khi mới chào đời khả năng điều hoà thân nhiệt thường khá yếu, bé có khả năng dễ bị nhiễm lạnh nếu sống trong môi trường có nhiệt độ thấp. Do đó, để phòng tránh tình trạng bé bị nhiễm lạnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, dù trong mùa hè, mẹ cũng chỉ nên bật điều hoà cho con từ 28-29 độ C, kèm thêm chậu nước trong phòng để chống khô mũi và khô da cho bé. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình làm gián đoạn giấc ngủ, các mẹ cần chú ý cho bé bú no trước khi bé ngủ.
Các mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra tã, bỉm để thay kịp thời cho bé, đảm bảo bé luôn được khô thoáng, thoải mái và ngủ ngon giấc. Đối với trẻ nhỏ, chiếc nôi giống như ngôi nhà của bé, do đó nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp.