“Virus Zika vẫn còn là một vấn đề rất quan trọng và lâu dài, nhưng không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu,” tiến sĩ David Heymann Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp của WHO cho biết.
Trước đó, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại dịch Zika vào tháng 2/2016.
Song, WHO khẳng định sẽ không bỏ qua những rủi ro vẫn còn tồn tại từ virus Zika. Hiện tại, cơ quan này sẽ chuyển sang tiếp cận dài hạn nhằm chống lại sự nhiễm trùng đã lan rộng trên khắp nước Mỹ Latin, vùng Caribbean và xa hơn nữa.
Trong khi đó, Brazil – quốc gia đang trong tâm bão của dịch Zika tuyên bố sẽ tiếp tục coi virus này là tình trạng khẩn cấp. Theo báo cáo của WHO, từ khi dịch Zika bùng phát vào giữa năm 2015, có hơn 1,5 triệu người bị nhiễm virus này, chủ yếu là tại Brazil và hơn 1.600 em bé mắc tật đầu nhỏ được sinh ra kể từ năm ngoái.
Sự lây nhiễm của virus Zika đã lan đến gần gần 73 quốc gia. Đa số bệnh nhân mắc Zika bị nhiễm virus qua muỗi, số khác lây qua đường tình dục. Rất ít người chết vì Zika, theo thống kê trong 5 người nhiễm thì chỉ có 1 trường hợp mắc phải các triệu chứng như sốt, phát ban và đau khớp.
Tính đến hết ngày 18/11, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 8 người nhiễm virus Zika. Nâng tổng số nhiều nhiễm bệnh cả nước lên 52 người. Quận Bình Thạnh và Quận 2 là hai địa phương có số mắc Zika nhiều nhất (mỗi quận 9 ca). Kế đến là Quận Tân Phú với 6 trường hợp được ghi nhận, tiếp theo là Quận 9 và Quận 12 với 5 ca/quận.