2016-11-25 12:55:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dap-khoai-tay-khi-tiem-phong":"\u0111\u1eafp khoai t\u00e2y khi ti\u00eam ph\u00f2ng","dap-khoai-tay-len-vet-thuong":"\u0111\u1eafp khoai t\u00e2y l\u00ean v\u1ebft th\u01b0\u01a1ng","tiem-phong":"ti\u00eam ph\u00f2ng","tiem-phong-cho-tre":"ti\u00eam ph\u00f2ng cho tr\u1ebb"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzExLzI0L3RodWMtaHUtdmllYy10cmUtYmktbmhpZW0tdHJ1bmctdmV0LXRpZW0tZG8tZGFwLWtob2FpLXRheS0xNjUzMzAuanBn.webp

Thực hư việc trẻ bị nhiễm trùng vết tiêm do đắp khoai tây

Nhiều người nghi ngại việc đắp khoai tây vào vết tiêm chủng sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng, tuy nhiên, tiết diện vết tiêm thường rất nhỏ nên khó xảy ra phản ứng gây hại.

Sốt sau tiêm: phản ứng có lợi

Ngay khi vừa chào đời, bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải “thưởng thức” một vài mũi tiêm phòng. Và trong suốt một năm đầu đời, số lần tiêm chủng này có khi lên tới cả hơn chục mũi. Nhiều mẹ nói rằng: đây là thời kỳ khủng khiếp nhất, bởi sau mỗi lần tiêm, trẻ đều sốt, bỏ ăn, quấy khóc, thậm chí là sụt cân…

Không ít người vì “xót con” mà đã từng nghĩ đến việc bỏ tiêm và lý luận: “Ngày xưa, thế hệ các cụ có ai phải tiêm phòng đâu, mà có ai việc gì đâu?”. Và như thế liệu việc tiêm chủng kia có phải là: “phú quý sinh lễ nghĩa”?

Thực chất, chương trình tiêm chủng mới được đưa vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1981 và trở thành chương trình mở rộng từ năm 1985. Trước thời điểm này, Việt Nam được coi là “điểm nóng” của các đại dịch như: Viêm gan B, sởi, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván…

Tuy nhiên, vì phương tiện truyền thông chưa phổ biến như bây giờ nên đa số không nắm được tình hình dịch bệnh. Khi đó, nhiều người cứ ngỡ gia đình mình an toàn, hàng xóm an toàn là xã hội an toàn, thế nhưng, sự thực không phải vậy.


Xét về bản chất, tiêm chủng là cách đưa các loại virus/vi khuẩn đã bị làm yếu hoặc dừng hoạt động vào cơ thể để hệ miễn dịch nhận biết, làm quen và sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh khi gặp phải những tác nhân gây hại này. Cũng nhờ tiêm chủng mà nhiều đại dịch đã được xóa bỏ hoàn toàn.

olloo_mn_1422848847_huuhed0808

Sau tiêm chủng, trẻ thường bị sốt, quấy khóc… 

Lợi ích thì rõ ràng như vậy, thế nhưng, tại sao khi tiêm chủng, trẻ nhỏ lại gặp các phản ứng phụ khó chịu như: sốt, quấy khóc, bỏ ăn? Nguyễn Thị Thu Hằng, Bệnh viện Nhi Trung ương, sở dĩ như vậy là vì, khi các vi khuẩn/virus này được đưa vào người, cơ thể sẽ nhận diện đó là tác nhân gây hại và tìm cách chống trả lại.

Sốt chính là phản ứng thể hiện hệ miễn dịch đang hoạt động. Cũng chính vì sốt mà cơ thể trẻ cảm thấy khó chịu nên quấy khóc và bỏ ăn. Hơn nữa, bản thân mũi tiêm cũng là tác nhân gây đau khiến trẻ quấy khóc. Bởi vậy, sau khi tiêm, trẻ bị sốt hay quấy khóc là chuyện hoàn toàn bình thường.

Chưa có trẻ nào bị nhiễm trùng vết tiêm do khoai tây

Thông thường, các phản ứng khó chịu trên sẽ xảy ra khoảng một vài tiếng sau khi tiêm và tự hết sau đó nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để rút ngắn khoảng thời gian này, nhiều mẹ đã truyền tai nhau kinh nghiệm: xắt mỏng khoai tây và đắp vào vết tiêm. Theo đó, các hoạt chất trong khoai tây sẽ làm mát, giúp vết tiêm bớt tấy đỏ, sưng đau, từ đó khiến trẻ dễ chịu hơn.

Bàn về cách làm này, bác sĩ Hằng khẳng định: “Thực chất, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định tác dụng cũng như những tác hại của phương pháp này. Thế nhưng, các bệnh nhân của tôi khi áp dụng cách này đều nói rằng rất là tốt, các bé đều đỡ đau. Quan điểm riêng của tôi thì bất cứ vết tiêm nào cũng sẽ gây phản ứng xung quanh và khi đó, không cần phải khoai tây mà chỉ cần chườm khăn ấm lên là vết tiêm đã có thể tan dần dần”.

6-dau-hieu-khi-tre-moc-rang

Khoai tây có thể giúp trẻ bớt đau, bớt quấy khóc? 

Cũng có nhiều người nghi ngại việc làm này sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng, tuy nhiên, tiết diện vết tiêm thường rất nhỏ nên khó xảy ra phản ứng gây hại. Thực tế, cũng chưa từng có ca bệnh nào bị nhiễm trùng vết thương vì cách giảm đau này.

Mặc dù vậy, để an toàn hơn cho trẻ, trước khi thực hiện, bạn cần lưu ý phải sát trùng vết tiêm bằng nước muối loãng. Ngoài ra, củ khoai tây phải được rửa sạch vỏ trước khi gọt vỏ để loại bỏ tối đa vi khuẩn bám vào. Khoai tây cũng cần phải tươi, tránh tận dụng những củ đã có dấu hiệu bị mốc, hỏng, mọc mầm… Dao sử dụng cắt khoai cũng phải là dao sạch, tránh sử dụng dao đã thái thực phẩm sống trước đó.

Bên cạnh đó, để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bạn nên cho trẻ ăn mặc thoáng mát, dễ chịu, nhất là vào mùa hè. Ngay cả mùa đông cũng không nên mặc nhiều quần áo, đặc biệt là quần áo bó sát người vì sẽ khiến trẻ khó chịu hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

– Các phản ứng sau tiêm trở nên nặng hơn hoặc kéo dài 1 – 2 ngày.

– Vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch tồn tại hơn 6 tuần.

– Trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, lơ mơ, co giật, liệt, hôn

mê…

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...