Tuy nhiên, việc giảm nồng độ hormon này không phải quá khó khăn nếu bạn có một lối sống lành mạnh.
1. Tập luyện thể dục
Vận động làm giảm cortisol trong máu theo nhiều cách. Cơ thể khi hoạt động sẽ tiết ra endorphins, một hormon gây hưng phấn và vui vẻ có tác dụng đối kháng với cortisol. Ngoài ra, tập luyện thường xuyên sẽ nâng cao sức khoẻ và giúp bạn có thể hình cân đối, trở nên tự tin hơn trong cuộc sống, từ đó sẽ gạt bỏ cảm giác stress và sợ hãi vốn là nguyên nhân chính gây tăng cortisol.
2. Thiền
Thiền từ lâu đã được coi là một liệu pháp trị liệu cả thể chất và tinh thần. Nếu đang phải trải qua một cảm xúc tồi tệ, thiền sẽ giúp bạn đào sâu hơn vào tâm trí mình và nhận ra những cảm xúc tiêu cực kia không đáng làm phiền bạn.
Nhiều hình thức thiền tập trung vào việc xây dựng một trạng thái bình tâm và hướng tới một tinh thần thoải mái, từ đó làm gia tăng các cảm xúc tích cực trong ngày của bạn.
3. Nghe nhạc
Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của âm nhạc tới hệ thống thể dịch trong cơ thể. Bạn không nhất thiết phải đặt mục tiêu khi nghe nhạc, mà chỉ riêng việc tận hưởng nó cũng đã có những tác động tích cực rồi. Nhắm mắt lại và để cho tâm trí trôi theo dòng nhạc, bạn sẽ có một tinh thần thật sự thoải mái và tràn đầy những suy nghĩ tích cực.
4. Câu cá
Các hoạt động ngoài trời như câu cá, chèo thuyền là “thần dược” chống lại stress, vì chúng tách bạn ta khỏi cuộc sống nhàm chán thường ngày cả trên phương diện thể chất và tinh thần. Câu cá hướng bạn tới thiên nhiên, khi mà toàn bộ con người chìm đắm giữa không gian mà quên đi sự bận rộn trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu là một tay câu cá cừ khôi, thành quả của bạn sẽ là một nguồn thức ăn giàu acid béo có lợi omega 3 và protein. Omega 3 rất quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ cortisol và adrenalin trong máu.
5. Tập yoga
Lợi ích to lớn của yoga thì không cần phải bàn cãi, chúng giúp cơ thể khoẻ mạnh, giảm cân và tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt. Nhiều kỹ thuật, động tác trong yoga cũng được ứng dụng trong các bài tập trị liệu quản lý stress. Sự phối hợp giữa hít thở, co dãn, thiền và ảo giác đưa yoga trở thành biện pháp hữu hiệu nhất chống stress và tăng cường sức khoẻ.
6. Chế độ ăn lành mạnh
Nhiều loại thực phẩm có tác động trực tiếp đến hệ thống hormon trong cơ thể, trong đó tiêu biểu là các loại rau xanh, trái cây chua và các loại cá.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ đường, cà phê và thực phẩm chế biến sẵn vì ăn quá nhiều chúng sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ cortisol trong cơ thể.
Bằng cách thay đổi lối sống, bạn có thể làm chủ được nồng độ cortisol mà không cần sử dụng thuốc. Hãy lựa chọn những thói quen tốt để có một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.