12 sai lầm gây hại khi ăn uống ngày Tết cần bỏ ngay
Hãy loại bỏ những sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời có một năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui cho bản thân và gia đình.
1. Bỏ bữa
Theo Pop Sugar, bạn nghĩ rằng nhịn ăn sáng hoặc ăn trưa là cách hiệu quả để hạn chế calo vào dịp Tết, tuy nhiên, thực tế, điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, hạ đường huyết, đau đầu, thậm chí còn tăng cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn vào bữa tối. Thay vào đó, bạn nên ăn khoảng 5-6 bữa nhỏ trong ngày để giúp cân bằng dinh dưỡng, ngăn ngừa cảm giác đói và tránh ăn quá nhiều một lúc.
2. Tiêu thụ nhiều thực phẩm không lành mạnh
Thực phẩm chế biến, bánh kẹo, đồ ăn nhiều dầu mỡ… có chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, muối và chất béo không lành mạnh. Tiêu thụ chúng quá nhiều có thể gây ra hội chứng co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch… Thay vào đó, bạn hãy cố gắng tiêu thụ thực phẩm tươi, tự nhiên như rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
3. Uống rượu bia quá độ
Uống rượu bia là một phần thói quen không thể thiếu của nhiều người trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, niềm đam mê này nên hạn chế ở mức độ vừa phải nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng Lila Bruk ở Johannesburg (Mỹ), uống nhiều bia rượu có thể gây rối loạn tâm thần, hoang tưởng… Rượu bia cũng chứa nhiều calo, làm giảm khả năng ức chế của cơ thể, khiến bạn ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng cân, béo phì.
4. Ăn quá nhiều trong một một bữa
Các bữa tiệc tất niên, đầu năm triền miên khiến bạn không thể tránh khỏi việc ăn nhiều hơn bình thường. Ăn quá nhiều, cùng với việc ăn quá nhanh khiến bộ não không có đủ thời gian để bắt kịp với dạ dày. Điều này làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá mức, dễ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Hơn nữa, não bộ cũng không kịp báo hiệu rằng bạn đang no, dẫn đến việc càng ăn nhiều hơn, dễ gây tăng cân, béo phì.
5. Uống ít nước
Con người thường không cảm thấy khát vào mùa đông, đặc biệt vào những ngày Tết, do tiêu thụ rượu bia, cà phê, nước ngọt… quá nhiều nên bạn cảm thấy no bụng, không muốn uống nước. Tuy nhiên, theo Hiệp hội dinh dưỡng Anh, cơ thể cần ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm, kể cả mùa đông. Không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, chóng mặt, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
6. Đánh răng ngay sau khi uống rượu vang
Việc đánh răng ngay để loại bỏ vết ố do rượu vang trên răng thực sự làm tăng nguy cơ răng bị ố màu vĩnh viễn. Tính a-xít của rượu vang có thể hòa tan men tăng và việc vội vàng đánh răng có thể góp phần khiến men răng càng bị ăn mòn.
Cách làm đúng là hãy trung hòa a xít bằng cách súc miệng với một cốc nước – và tránh để rượu vang bám vào răng khi uống bằng cách nhấp môi và nuốt ngay ngụm rượu, chứ đừng ngậm nó giữa hai hàm răng.
7. Không ăn trước khi đi dự tiệc
Nếu bạn biết sẽ phải đi dự tiệc chiêu đãi của công ty tối nay, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng tốt nhất nên bỏ bữa phụ quen thuộc buổi chiều. Tuy nhiên, đây lại không phải là một ý hay.
Việc đến bữa tiệc với cái bụng rỗng có nghĩa là sự kết hợp giữa rượu và những món khai vị sẽ trở thành “thảm họa” về calo. Ngoài ra, các bữa tiệc thường không khi nào bắt đầu đúng giờ, và điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không cưỡng lại được những món khai vị bắt mắt.
Giải pháp: “Dập tắt” cơn thèm ăn ngay từ đầu bằng một vốc hạnh nhân trước khi đến bữa tiệc.
8. Dùng mắt để xem thịt chín hay chưa
Một số người nghĩ rằng có thể đánh giá xem miếng thịt đã chín hay chưa bằng cách xem màu sắc hoặc nước chảy ra từ đó. Những sách dạy nấu ăn cũ thường nói rằng: “Nấu đến khi miếng thịt không còn màu hồng, hoặc đến khi không còn nước màu hồng chảy ra”. Song nghiên cứu cho thấy cả hai dấu hiệu này đều không đáng tin cậy để khẳng định liệu miếng thịt đã đạt đến nhiệt độ an toàn hay chưa.
Do đó, để giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến thực phẩm chưa nấu chín, bạn nên dùng nhiệt kế đo thịt và đảm bảo nấu thịt gia cầm đạt nhiệt độ 74oC, và thịt đỏ đạt 71oC.
9. Phát cuồng với dầu ô liu
Dầu ô liu chứa toàn chất béo tốt, và không có cholesterol và chất béo no như bơ vì thế nó chắc chắn là thứ thay thế lành mạnh trong nhiều công thức nấu ăn ngày Tết. Nhưng trước khi “đắm đuối” trong loại dầu này, bạn cũng cần nhớ rằng nó chứa nhiều calo (120 calo/thìa canh) như bất kỳ loại chất béo nào khác.
10. Bỏ bữa sáng hoặc bữa trưa
Hạn chế calo bằng cách nhịn bữa sáng hay bữa trưa để có thể ăn nhiều hơn trong bữa tiệc tối sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho vòng eo; trên thực tế, đây là cách rất dễ khiến bạn ăn uống “quá độ”.
Hãy chí trọng những thức ăn nhiều chất xơ giúp no bụng trong những bữa thường – ví dụ sinh tố trái cây với rau bina và bột protein cho bữa sáng, sa lát rau với thịt nạc cho bữa trưa – nhờ đó bạn vẫn có thể thưởng thực bữa tiệc buổi chiều mà không sợ “quá đà”.
11. Ngủ quá nhiều
Ngủ là một trong những thứ thú vị nhất của kỳ nghỉ và nhiều người thường tranh thủ mấy ngày nghỉ để “ngủ cho đã”.
Một hai ngày ngủ bù là hoàn toàn được – nhưng phá vỡ mô hình giấc ngủ bình thường trong thời gian dài hơn có thể gây ra những rối loạn giấc ngủ mạn tính. Thêm vào đó, việc nằm bẹp trên giường phần lớn thời gian trong ngày, nhất là về mùa đông, có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
12. Để lại thức ăn thừa nhưng không kiểm tra nhiệt độ
Bạn có thể biết nguyên tắc để thức ăn thừa trong tủ lạnh không quá hai giờ sau khi chế biến, nhưng bạn không biết nhiệt độ bên trong tủ lạnh là bao nhiêu.
Thức ăn có thể vẫn lạnh, nhưng tủ lạnh của nhiều gia đình trong giữ lạnh đủ để ngăn chặn vi khuẩn. Vì thế bạn nên kiếm một chiếc nhiệt kế nhìn được, và luôn giữ cho nhiệt độ trong tủ lạnh ở mức dưới 5oC.