Nhân quả báo ứng
Trong giáo lý nhà Phật có dạy về luật nhân quả báo ứng hay nhân quả luân hồi, số kiếp là để chỉ các mối duyên nợ từ kiếp trước.
Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ trong kiếp này là do 4 loại nghiệp duyên mang tới:
1 là đến báo ơn
2 là để báo oán
3 là đến trả nợ
4 là đến đòi nợ.
Ơn oán nghiệp lực mạnh hay yếu còn phụ thuộc cả những việc làm tốt xấu của cha mẹ kiếp trước và kiếp này.
Vậy nên, đừng bao giờ hỏi tại sao cha mẹ hiền lành mà sinh con nghịch ngợm, phá phách; bố mẹ giàu sang sinh con phá gia chi tử… tất cả là do nhân quả báo ứng. Kiếp trước giàu có được là nhờ làm việc bất chính thì kiếp này tiền của ắt lụn bại, của thiên trả địa. Con cái chỉ là người dùng duyên nghiệp đó mà trả nghiệp cho bố mẹ mà thôi.
Sự đời không phải khi nào cũng thuận, trong thuận có nghịch, chuyển đổi luân hồi. Dù thế nào cũng có ít nhiều cái nghịch lòng xảy ra khi thấy cái thuận lòng. Chỉ là thiếu duyên thì ẩn, đủ duyên thì hiện. Mọi thứ đều có nhân duyên, đều do nghiệp lực thiện ác bản thân mỗi người gây tạo trong đời mà thôi.
2. Bốn nghiệp duyên đưa con cái đến với cha mẹ
Loại nghiệp duyên thứ nhất – BÁO ÂN
Kiếp trước, cha mẹ có ân với con, kiếp này con đầu thai để đền ơn cho cha mẹ. Ân càng lớn, con ở với cha mẹ càng lâu, trả hết ân, con cái sẽ ra đi.
Loại nghiệp duyên thứ hai – BÁO OÁN
Kiếp trước, cha mẹ có kết hận với người nào đó nên họ đầu thai vào làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.
Loại nghiệp duyên thứ ba – ĐÒI NỢ
Kiếp trước, cha mẹ thiếu nợ của họ, kiếp này họ đến làm con để đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi khôn lớn lại chết mất. Nợ đã đòi xong, con bèn ra đi.
Loại nghiệp duyên thứ tư – TRẢ NỢ
Kiếp trước, họ nợ cha mẹ, kiếp này họ đầu thai thành con để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Vậy nên, đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.
Lời Phật dạy thức tỉnh kiếp người, dù kiếp trước cha mẹ tạo nghiệp duyên thế nào, thì trong đời này, cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, tu nhân tích đức, có như vậy mới sớm trả hết 4 nghiệp duyên này.
Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.
Cuối cùng, dù là duyên nghiệp như nào trong kiếp trước, thì trong đời này cha mẹ hãy là những tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, hơn nữa cần có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này. Tu nhân tích đức, chỉ có như vậy mới mong sớm trả hết mối nghiệp duyên này.