Hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường nếu họ nghe nói ai đó có lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, tiểu đường là một căn bệnh hết sức nghiêm trọng và kéo dài trước khi được chẩn đoán mắc bệnh. Điều này có nghĩa ở thời điểm bạn biết mình bị mắc căn bệnh này thì khả năng rất cao là bệnh đã phát triển trong cơ thể bạn rất lâu trước đó. Đáng tiếc là bạn đã quá chủ quan khi không để ý đến những dấu hiệu và các triệu chứng xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ tới những thay đổi của cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của bệnh.
Cụ thể, việc tiêu thụ glucose trong chế độ ăn là nguyên nhân thường gặp nhất khiến lượng đường trong máu cao. Glucose được phân phối đến mọi tế bào trong cơ thể và là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, nếu hàm lượng glucose quá cao trong một thời gian dài thì mắt, các dây thần kinh, mạch máu và thận sẽ có những tổn thương nghiêm trọng.
Nhiều người thường phớt lờ các triệu chứng dưới đây vì cho rằng đó là do ảnh hưởng của thời tiết và chúng sẽ biến mất một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi xuất hiện những dấu hiệu này thì khả năng lớn là cơ thể đang gửi các cảnh báo mất cân bằng hóa học tới bạn và yêu cầu một sự điều chỉnh kịp thời. Do vậy, đừng bỏ qua chúng.
Các dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu cao
1. Đi tiểu thường xuyên và đi tiểu vào ban đêm
2. Mờ mắt
3. Khó tập trung
4. Khô miệng
5. Bất lực (liệt dương)
6. Nhiễm trùng tái phát
7. Vết cắt và vết thương chậm liền
8. Các vấn đề dạ dày
9. Mệt mỏi liên tục hoặc cực kỳ mệt mỏi
10. Khát nước
11. Da khô và ngứa
12. Đói liên tục
13. Béo bụng/thừa cân
14. Vấn đề thần kinh
Làm gì khi lượng đường trong máu quá cao?
Nếu lượng đường máu của bạn cao so với bình thường thì bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn của mình, cụ thể là lựa chọn các thực phẩm chứa ít đường. Thông thường, người ta sẽ dùng chỉ số Glycemic (GI) để chỉ ra số lượng carbohydrate trong các thực phẩm để nhận biết những thức ăn nào cần tránh và hay nên dùng. Các GI đo thực phẩm từ 0 – 100, chỉ số càng thấp, lượng đường càng thấp.
3 loại thực phẩm có GI cao:
- Khoai tây nướng (GI: 85)
- Bánh gạo (GI: 78)
- Một lát bánh mì trắng (GI:70)
3 loại thực phẩm có GI thấp:
- Trứng (GI: 10)
- Bông cải xanh (GI: 10)
- Óc chó (GI:15)
Nếu có vấn đề về đường máu cao, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường cao như đồ uống có ga, các loại bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm làm từ bột mì trắng, cơm trắng, dưa hấu, nho khô, khoai lang, ….
Quả óc chó, gạo lứt, các loại rau xanh, hoa quả như mận, cam, bưởi, táo… là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, trứng cũng là một thực phẩm rất an toàn mà bạn có thể ăn hàng ngày. Trước đây, các chuyên gia cho rằng trứng ăn nhiều không tốt cho sức khỏe nhưng các nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều ngược lại, dù bạn có ăn đến 3 quả trứng mỗi ngày thì cũng không có gì đáng lo ngại cả.